Các đại biểu cho rằng nạn cướp giật ở TP.HCM gia tăng là điều bất thường, nó thể hiện sự táo tợn, tàn bạo và không thể chấp nhận.
Nạn cướp giật ở TP.HCM gia tăng rõ ràng đang là điều bất thường |
Trao đổi cùng PV bên lề buổi làm việc tại kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ 7 khóa VIII vào chiều ngày 4/12., ông Trương Lâm Danh – Phó Ban pháp chế HĐND TP.HCM đã khẳng định: Thực sự nạn cướp giật ở TP.HCM đang ngày càng trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết.
Tính chất man rợ, manh động, dã man đã được bọn cướp thực hiện như: sẵn sàng đâm chém nạn nhân, đạp người bị cướp xuống đường, chặt tay để cướp xe…
Thủ phạm của những vụ cướp táo tợn hầu hết đều ở trong độ tuổi thanh thiếu niên. Bọn chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt đối với những người đi đường lao vào cứu giúp nạn nhân, hay nếu nạn nhân kêu cứu.
Ngoài những đối tượng có nghiện ma túy, cờ bạc, nợ nần chồng chất nên dẫn đến phải đi cướp giật để có tiền nhanh, mà ngày nay, có một thực tế đã chứng minh thậm chí có những người có công ăn việc làm ổn định cũng đi cướp giật vì nhu cầu không đủ chi tiêu.
Đại biểu Đinh Phương Duy – Phó Hiệu trưởng trường Cán bộ TP.HCM thì nhận định: Cướp giật ở Sài Gòn ngày nay đã không loại trừ một ai, từ người giàu cho đến người nghèo với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Về nguyên nhân của cướp giật ngày càng lộng hành, ông Đinh Phương Duy lí giải: “Có nhiều nguyên nhân như: Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp ngày càng nhiều, do không kiểm soát được tình hình, tội phạm chưa được ngăn ngừa.
Do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tâm lý không muốn quan tâm đến người khác, sợ liên lụy, tốn thời gian vô ích…nên người dân không dám làm “Lục Vân Tiên”, dù cho người dân của chúng ta vẫn rất tốt bụng. Vì vậy, nạn cướp giật mới có cơ hội lộng hành."
Trước thực trạng này, TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM nhấn mạnh: “Việc gia tăng loại tội phạm cướp giật trên địa bàn TP.HCM với tính chất và mức độ ngày càng hung ác trong thời gian vừa qua là điều bất thường…”
Việc làm cấp thiết trước mắt, theo TS Sen là UBND TP.HCM cùng với các địa phương, ngành Công an các cấp cần nhanh chóng vào cuộc, triển khai ngay các cuộc ra quân, trấn áp mạnh tay với các loại tội phạm cướp giật để bảo vệ nhân dân, khách du lịch. Bởi lẽ “TP.HCM vốn từ trước tới nay bình yên, nay xảy ra vấn nạn này rõ ràng là không thể chấp nhận được”.
Đưa ra ý kiến của mình, đại biểu Nguyễn Hồng Hà đã nói: “Ngành Công an cần có ngay nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa mới mong giải quyết triệt để nạn cướp giật”.
“Ai phạm tội, chúng ta đem ra xử thì chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, cái phần chính là gốc cần phải tạo ra công ăn việc làm cho họ. TP.HCM cần kết hợp thêm với các tỉnh, TP để xây dựng, phát triển kinh tế vùng miền. Thanh thiếu niên ở nhà, có cha mẹ giáo dục, kèm cặp sẽ tốt hơn khi đến TP.HCM, thiếu vắng người thân nên dễ bị cái xấu lôi kéo”.
Tại các cuộc thảo luận ở tổ, nhiều đại biểu HĐND TP.HCM đã cho rằng: Đây là lúc chúng ta cần lấy chủ đề của năm 2013 tại TP.HCM là “Năm an toàn trật tự xã hội” cũng giống như năm 2012 là năm an toàn giao thông, năm 2011 là năm thanh niên.
Nhiều đại biểu HĐND TP.HCM khác thì đưa ra một số các giải pháp như: Quận huyện nào xảy ra nhiều tệ nạn cướp giật, trộm cắp tài sản cần cắt hay hạ bậc thi đua, Công an bắt được nhiều cướp cần khen thưởng xứng đáng, cần một cơ chế xứng đáng để bảo vệ những người cung cấp thông tin về nạn cướp giật hay trộm cắp tài sản, TP.HCM cần bắt tay với các địa phương lân cận để cùng nhau chống cướp giật…
Đại biểu Đinh Phương Duy đề nghị: Ngành Công an TP.HCM cần phải học tập, thành lập đội tuần tra, kiểm soát liên ngành 141 như TP Hà Nội, hay phát huy hiệu quả của lực lượng SBC như trước kia thì mới mong sớm đẩy lùi nạn cướp giật.
Dưới góc nhìn của một vị tiến sĩ tâm lý học, ông Đinh Phương Duy nêu rõ: “Trách nhiệm chống cướp giật chủ yếu vẫn của ngành Công an, nhưng các nhà quản lý, giáo dục cần quan tâm, tìm hiểu để nhận thức rõ nạn cướp giật là một hiện tượng xã hội, tìm cách hóa giải hiện tượng này, vì có một thực tế cho thấy, các giá trị sống ngày nay đang chao đảo, không có một định hướng cụ thể, không có một chuẩn mực để đi theo”.
Ngành Công an TP.HCM cần phải học tập, thành lập đội tuần tra, kiểm soát liên ngành 141 như TP Hà Nội, hay phát huy hiệu quả của lực lượng SBC như trước kia thì mới mong sớm đẩy lùi nạn cướp giật. Đại biểu TP.HCM 'tá hỏa' về cướp giật tàn bạo. Ông Dinh Duy Phương. |
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Từ tháng 1/2025: Vi phạm giao thông bỏ lại xe, không nộp phạt có thể bị cưỡng chế trừ lương, trừ tiền tài khoản, đúng không?
- Mức phạt nồng độ cồn tăng mạnh: Uống một cốc bia hay một ly rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này