Mộc nhĩ, tỏi, củ dền, gạo lứt là thực phẩm hàng đầu giúp ngăn ngừa độc tố cho cơ thể.
|
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen đứng đầu bảng để chống độc từ các loại bụi do môi trường, bụi lơ lửng
Mộc nhĩ đen đứng đầu bảng để chống độc từ các loại bụi do môi trường, bụi lơ lửng... Món ăn này rẻ tiền, dễ chế biến được với nhiều loại thức ăn (xào, nấu, nấu cháo, nấu chè, làm nhân bánh...). Quan trọng là ăn mộc nhĩ đen hàng ngày sẽ giúp loại bỏ độc chất từ bụi gây bệnh cho đường hô hấp và cơ thể.
Theo Đông y, mộc nhĩ đen có nhiều loại men, chất kiềm thực vật có thể tác động và loại bỏ dị vật gây bệnh, đặc biệt là ở bộ máy hô hấp và tim mạch.
Có 3 lưu ý khi ăn mộc nhĩ đen là: Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến (vì (ngâm nước lạnh mới đủ tới gian loại bỏ độc tố còn sót trong mộc nhĩ hòa tan ra nước). Sau khi ăn mộc nhĩ tươi không nên để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng vì có thể làm da bị ngứa, phù nề màng nhầy cổ họng gây khó thở, nặng hơn có thể dẫn đến hoại tử da. Phụ nữ có thai, hoặc cho con bú, hay có ý định sinh con thì không nên ăn nhiều vì mộc nhĩ tính hàn trợ, không tốt cho người có máu mang tính lạnh và dễ gây sảy thai.
Tỏi
Tỏi là một trong những loại thực phẩm có chức năng giải độc “thượng thừa” mà ai cũng có thể ăn được. Công trạng sáng giá nhất của tỏi là giúp gan sản xuất ra một loại enzyme vốn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất glutathione mà các nhà y học gọi là “mẹ của tất cả các chất chống ôxy hóa”. Ngoài ra, tỏi cũng có vai trò hỗ trợ cơ thể sản xuất ra những hợp chất sulfur và selenium - vốn là 2 chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình khử độc cho cơ thể.
Không những thế, tỏi còn có đặc tính của một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kháng các loại vi sinh vật gây hại. Tỏi “giữ bản quyền” cho 39 đặc tính vượt trội về các “hạng mục” như kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng ký sinh trùng, kháng virus… Ăn tỏi đều đặn có thể giúp cơ thể sửa chữa lại những tổn thương do thực phẩm nghèo dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm và dược phẩm, stress, bức xạ, lão hóa và những nguồn độc chất khác gây ra.
Củ dền
Chứa nhiều magnesium, sắt và vitamin C, củ dền được xem là “siêu thực phẩm” do nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài khả năng làm đẹp da, tóc, điều hòa độ cholesterol, củ dền còn hỗ trợ quá trình giải độc gan, nên được xem là thực phẩm giải độc căn bản. Để tận hưởng những lợi ích này, hãy cho vài lát củ dền tươi vào rau trộn, hay uống một ít nước ép củ dền.
Gạo lứt
Chứa nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng bao gồm vitamin B, magnesium, manganese và phosphorous. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng là một “kho” chất xơ, giúp làm sạch ruột và selenium, bảo vệ gan và cải thiện làn da.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?