Phòng xử án thân thiện của Tòa án gia đình và người chưa thành niên - kiểm sát viên, luật sư có vị trí ngồi khác với thông thường. Bị cáo được ở cạnh cha mẹ và luật sư.
![]() |
|
Trong phòng xử án thân thiện của Tòa án gia đình và người chưa thành niên - kiểm sát viên, luật sư có vị trí ngồi khác so với thông thường. Bị cáo được ở cạnh cha mẹ và luật sư.
Theo ông Chu Thành Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý Khoa học Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, Tòa án gia đình và người chưa thành niên được thành lập với mục tiêu giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ gia đình. Những tranh chấp, phát sinh từ gia đình nếu được giải quyết tốt sẽ góp phần ổn định xã hội - đại diện TAND Tối cao nhấn mạnh.
Thí điểm triển khai ở TP.HCM
Ngày 20/9, tại cuộc họp báo thông tin tình hình công tác tòa án từ đầu năm 2016, ông Chu Thành Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý Khoa học TAND Tối cao - cho biết Tòa án gia đình và người chưa thành niên ở TP.HCM vừa tổ chức phiên xử đầu tiên. Các bị cáo được xét xử trong phòng xử án thân thiện.
"Trong phòng xử này, kiểm sát viên, luật sư, thư ký có vị trí ngồi khác so với thông thường. Các bị cáo được ngồi cạnh cha mẹ mình, cùng luật sư. Với không gian phòng xử án như vậy, chúng tôi gọi là phòng xử án thân thiện” - ông Quang nói.
Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý Khoa học TAND Tối cao cho rằng việc bố trí phòng xử án theo không gian mới như trên sẽ tác động tâm lý tốt tới người chưa thành niên, không làm họ hoảng sợ.
Tòa án gia đình và người chưa thành niên TAND TP.HCM
xét xử vụ cướp bánh mì vì đói.Ảnh: H.Đ.
“Họ có thể bình tĩnh lắng nghe các lỗi lầm của mình, qua đó hiểu được những hành vi gây ra để tự thân chuyển biến, tự cải tạo, nhận thức. Việc này tốt hơn là đưa họ ra hội trường, ra phòng xử án với cách làm mang tính áp đặt” - ông Quang phân tích.
Dự kiến cuối năm 2016, Vụ pháp chế và Quản lý Khoa học sẽ báo cáo lãnh đạo TAND Tối cao sơ kết bước đầu việc triển khai Tòa án gia đình và người chưa thành niên tại TP.HCM. Trên cơ sở tổng kết, Vụ sẽ tiếp tục đề xuất TAND Tối cao tổ chức Tòa án gia đình và người chưa thành niên và các tòa án khác.
Theo ông Quang, một trong những nguyên tắc để tổ chức Tòa án gia đình và người chưa thành niên là: "Ở đâu có nhiều vụ việc liên quan đến người chưa thành niên và gia đình, đặt ra yêu cầu tòa án cần giải quyết tốt các vụ việc như vậy thì thành lập".
Nguyên tắc này được thể hiện trong thông tư 01/2016 của Chánh án TAND Tối cao, quy định về trình tự thủ tục tổ chức các tòa án chuyên trách nói chung và Tòa án gia đình và người chưa thành niên nói riêng tại các tòa án. Theo đó, Tòa án gia đình và người chưa thành niên có 3 thẩm quyền.
Thứ nhất: Giải quyết các vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên, hoặc bị cáo là người đã thành niên nhưng bị hại là người thành niên có sang chấn, tổn thương về tâm lý, cần sự hỗ trợ của tòa án; hoặc người bị phạt là người chưa thành niên có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt, cần sự hỗ trợ của tòa án.
Thứ hai: Xử lý những cặp chưa thành niên vi phạm hành chính, như đưa người chưa thành niên vi phạm pháp luật vào trường giáo dưỡng.
Thứ ba: Giải quyết các công việc về hôn nhân gia đình theo Bộ luật Tố tụng hình sự
Tòa án gia đình xử vụ Cướp bánh mì vì đói
Hôm 15/9, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho hai bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân trong vụ án “Cướp bánh mì”, xảy ra gần một năm trước.
Theo VTV, trong phòng xử nhỏ của Tòa án gia đình và người chưa thành niên thuộc TAND TP.HCM, bị cáo Tân và Tuấn ngồi cạnh cha, mẹ chờ phiên xét xử. Cả hai tỏ ra ăn năn, hối cải vì những hành vi phạm pháp của mình. Lý giải về hành động đi cướp bánh mì, Tuấn cho rằng vì đói quá và không nghĩ được hậu quả hành vi.
"Bị cáo lúc đó đói quá, xin lại sợ người ta không cho nên đã nảy sinh ý định đó. Bị cáo cũng không nghĩ hậu quả nghiêm trọng như vậy" - Nguyễn Hoàng Tuấn nói tại tòa.
Nhận định hành vi của các bị cáo đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, gây mất trật tự xã hội, đủ yếu tố cấu thành tội Cướp giật tài sản. Tuy nhiên, do các bị cáo đói, cướp bánh mì để ăn, gia đình các bị cáo cam kết sẽ giám sát, giáo dục con, xét đề nghị của Viện kiểm sát và luật sư bào chữa cho hai bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho Tân và Tuấn.
Tại phiên tòa sơ thẩm giữa tháng 7, TAND quận Thủ Đức tuyên phạt Tân 8 tháng 20 ngày tù và Tuấn 10 tháng tù cùng về tội Cướp giật tài sản.
Sau phiên tòa này, mẹ Tuấn cùng luật sư bào chữa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Trong khi đó, Tân làm kháng cáo xin được miễn trách nhiệm hình sự.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Khi mượn xe người khác và bị dính phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ai là người phải chịu trách nhiệm?
-
Trường hợp chồng di chúc để hết tài sản cho con, người vợ có được hưởng thừa kế?
-
Đưa tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành trên mạng xã hội bị xử phạt nặng thế nào?
-
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, người dân không nên lập tức trả lại nếu chưa làm điều này


-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025