Người thằng bé run lên, 2 tay co quắp ra sau, mắt chớp chớp, người mẹ đau khổ chỉ biết nhìn con, nước mắt chảy ròng ròng.
Trần Trọng Nhân (4/2013) bị bại não và mắc sởi, người co giật từng cơn |
Những giọt nước mắt bất lực
Những ngày gần đây, bệnh sởi hoành hành mạnh, cả khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi TW trong tình trạng quá tải. Ngày 15/4, tại khoa này có 167 cháu mắc bệnh sởi đang nằm điều trị. Trong mỗi phòng, có khoảng gần 10 cháu.
Đặc biệt, ở phòng 112, 114 dành cho các cháu mắc sởi nặng phải thở máy. Các cháu nằm đó, hơi thở dồn dập, bụng phập phồng, mắt lơ mơ ngủ, xung quanh là dây truyền khắp người. Có cháu ho lên từng hồi, tiếng ho thắt nghẹn không thoát ra nổi. Người cháu co rúm lại với tiếng khẹt khẹt thoát ra từ phổi.
Ở góc phòng 114, người đàn ông ngoài 40 đang ôm ghì đứa con trai bé bỏng. Cháu đã hơn 1 tuổi nhưng chỉ nặng có 6kg. Nhìn cháu, như đứa trẻ được 5 mới tháng tuổi.
Thằng bé cứ giật lên từng hồi, 2 tay run run quặp lại phía sau. Đôi mắt đẹp của cháu lúc trừng trừng nhìn lên trần nhà, lúc khẽ khép hờ.
Nhìn cháu, giọng tôi nghẹn lại… nước mắt chực rơi… “Cháu làm sao vậy chị?”, quay sang mẹ cháu đang đứng đó, tôi hỏi.
Như chạm vào tâm can đau khổ của một người mẹ bất lực trước đứa con trọng bệnh, mắt người mẹ ấy cũng ngân ngấn trào lên giọt nước mắt lăn dài xuống lớp khẩu trang.
Chị là Hà Thị Thuận, năm nay 38 tuổi quê ở Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh. Chị ngân ngấn nước mắt nhìn cậu con trai Trần Trọng Nhân (sinh tháng 4/2013).
Người mẹ ấy trùng giọng kể, Nhân là con thứ 4 trong nhà. Trước cháu, chị Thuận có 3 con gái. Ở tuổi 37, chị sinh được Nhân, cả nhà mừng vui khôn xiết.
Khi sinh ra, Nhân khỏe mạnh, biết hóng chuyện. Nhân như mầm sống mang lại niềm hạnh phúc vô bờ cho gia đình chị. Nhưng rồi, khi cháu được 3,5 tháng. Nhân bị sốt cao, người tím tái khó thở. Gia đình đưa cháu xuống viện khám.
Bệnh viện huyện nói cháu bị tim bẩm sinh. Rồi cháu xuất hiện những cơn cơ giật, 7 – 8 cơn mỗi ngày. Cái thân hình bé nhỏ ấy bị bệnh tật hành hạ, giày vò.
Cắt được cơn co giật này, thì vài ngày sau, Nhân bị lại. Từ đó đến nay, cháu triền miên ở viện. Những lúc cháu ăn được, cháu được 9 kg, nhưng giờ, bệnh tật khiến cháu tiều tụy hẳn.
Tháng 2 vừa qua, cháu vào cấp cứu khoa Thần kinh, viện Nhi TW vì sốt, tay co giật mạnh. Nhân vật vã nhiều quá. Cháu khóc ngày khóc đêm. Bác sỹ điều trị, cháu đỡ phần nào. Nhưng rồi cháu lại nhiễm sởi. Lúc đầu là những nốt phát ban trên trán, trên mũi và rồi lan khắp người.
Chị Thuận, mẹ cháu Trọng Nhân khóc ròng trước bệnh tình của con.
Kể đến đây, người mẹ lại khóc. “Bác sỹ bảo cháu bị di chứng não rồi. Giờ cháu không biết gì nữa”.
Người bố tay khẽ quạt cho con chậm rãi nói xen vào: “Cháu vừa tiêm thuốc an thần nên nó lim dim vậy, chứ không thì khóc suốt ngày suốt đêm cô ạ. Ngày, cháu được tiêm 3,4 lần thuốc an thần đấy”.
Còn chị Thuận chỉ biết khóc: “Thôi thì số phận cháu đã như vậy. Trong nhà có gì đã bán tất cả rồi. Đợt này cháu đi viện, con trâu tôi cũng bán để chạy chữa cho cháu. 3 đứa con ở nhà tự nuôi nhau. Tôi và chồng ra chăm thằng bé ròng rã ngần ấy tháng trời. Nhiều hôm bố mẹ phải nhịn đói…”.
Ở chiếc giường gần đó, một người mẹ khác cũng đang đau đớn không nguôi. Con gái chị đang nằm li bì, bụng cháu phập phồng theo nhịp thở khó.
Nhìn con, người mẹ này cũng trào nước mắt lo lắng kể: “Cháu Bùi Thị Ngọc Khánh nhà tôi mới 10,5 tháng tuổi. Ban đầu, cháu đi khám để chữa bệnh về đại tràng. Cháu đi ngoài khó khăn, phân cứng lại như đá trong bụng. Bụng thì trướng to, các bác sỹ khám và định sẽ phẫu thuật cho cháu.
Trước đó, ngày 9/4 cháu sốt cao, gia đình tôi cho cháu nhập viện. Nhưng không ngờ, đến viện, cháu lại mắc sởi. Giờ cháu vừa bị viêm phổi, vừa bị sởi nên khó thở lắm. Phải đợi cháu khỏi thì mới phẫu thuật được.
Thôi thì tôi chỉ biết trông chờ bác sỹ cứu giúp”. Người phụ nữ ngừng lời, mắt nhìn con lo lắng. Con bé nằm đó, nốt sởi trên mặt, trên bụng đã lặn dần, chỉ sần sần lên chứ không còn đỏ nhiều nữa.
Nhưng lòng người mẹ vẫn nặng trĩu vì con vẫn bị viêm phổi hành hạ. Bệnh sởi nó làm con chị yếu đi. Con gái bé bỏng của chị liệu có đủ sức chống đỡ bệnh tật nữa không?
Và những người đàn ông khóc
Cũng ở khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi TW, không chỉ có các mẹ thót lòng từng ngày bên con. Phía ngoài cánh cửa phòng điều trị, các ông bố đứng ngồi không yên. Anh Vũ Văn Nhậm (Kim Thành, Hải Dương) cong người ghé mắt nhìn qua khe cửa sổ.
Mẹ bóp bóng thở cho con ở phòng cách ly bệnh nhân bị sởi nặng
Đứa con 6 tháng tuổi của anh đang nằm trong đó. Ngày 17/3, cháu nhập viện vì sốt 38 – 40oC. Cháu khó thở nên phải thở ô xy. Ngày đầu tiên, cháu phải nằm trong phòng cấp cứu, cách ly với bên ngoài.
Bố cháu Hằng, bệnh nhân bị bệnh thận và sởi.
Anh kể: “Vợ tôi cứ khóc lóc mãi, chả biết con sẽ ra sao. Cháu phải thở bằng máy. Cháu Trọng lại là con đầu của tôi. Nhìn con suốt ruột lắm, tôi chẳng làm gì được, phải vào đây với cháu cho an tâm”. Đôi mắt người đàn ông đỏ hoe, cố kìm lại cảm xúc muốn trào.
Một ông bố khác, quê ở Phú Thọ có con gái 15 tuổi là cháu Vũ Thúy Hằng cũng bị sởi. Cháu vào viện để điều trị bệnh thận. Không may, cháu lại mắc thêm sởi. Cảnh gà trống chăm con, người cha ấy không còn tiền nữa. Anh phải đi xin từng bữa cháo ở khoa thận cho con ăn.
Sang khoa Truyền nhiễm, ở đây không có cháo nhân đạo, hai bố con chung nhau ăn một suất cơm mua. Con anh đã mắc bệnh hiểm nghèo, nay mắc thêm căn bệnh này, người cha càng thấy nghẹn lòng.
Bất lực hơn, anh nói: "Trong túi chỉ còn 110 ngàn đồng. Hôm nay, mua thuốc sởi hết 45.000 đồng rồi. Mai biết lấy gì mua thuốc, mua cơm?"
Kể đến đây, khóe mắt người đàn ông ngoài 40 tuổi song sóng nước. Rút trong túi ra chút tiền, chả biết nói gì, tôi bảo: “Anh cầm chút tiền, để mai mua cơm cho cháu nhé”.
Hôm nay – một ngày buồn khi chứng kiến nhiều cháu nhỏ phải nằm thở máy trong căn phòng 112 – phòng dành cho những cháu mắc bệnh sởi biến chứng nặng.
Cháu Hằng, bị bệnh thận, sau đó mắc cả bệnh sởi, bệnh thủy đậu.
Đến giám đốc bệnh viện Nhi TW, PGS.TS Lê Thanh Hải cũng không giấu nổi sự mệt mỏi xen lẫn buồn bã. Ông bảo: Những ngày này, khoa Truyền nhiễm có đến gần 200 cháu bị sởi vào điều trị.
Theo PGS Hải, lần này nhiều cháu vào nhập viện vì đây là kết quả của việc tích lũy không tiêm phòng sởi từ thế hệ trước. Mẹ không tiêm phòng nên con không có miễn dịch sởi. Điều này lý giải tại sao, các cháu dưới 9 tháng tuổi, khi chưa đến lịch tiêm phòng sởi thì bị nhiễm bệnh.
Số lượng người chưa được tiêm phòng cứ tích lũy tăng dần và bùng phát vào thời điểm này theo chu kỳ 3 – 5 năm một lần.
Các cháu bị bệnh sởi không phải tập trung tại một địa phương mà lẻ tẻ ở nhiều nơi trên toàn quốc. Đây là lý do khiến Bộ Y tế chưa công bố dịch.
Viện Nhi TW tập trung đông cháu vì các bậc phụ huynh đi vượt tuyến. Chỉ có 20% trong số các cháu là được chuyển tuyến, còn lại 80% là gia đình tự đến. Và theo quy định, bệnh viện không được phép từ chối việc khám chữa.
Vị giám đốc bệnh viện trăn trở: Tâm lý bố mẹ lo cho con nên muốn lên tuyến trên nhưng lại gây hiện tượng quá tải. Hơn nữa, bố mẹ cần hiểu rằng, càng đến viện đông, càng có nguy cơ lây sởi. Nếu bệnh không đến mức phải lên tuyến trên, thì không cần thiết phải đưa con lên tận Hà Nội chữa.
Hơn nữa, các cháu bị nhiễm sởi nặng ở viện Nhi TW, chủ yếu mắc sởi trên thể trạng đã bị bệnh khác như viêm phổi, bại não, tim bẩm sinh, hen phế quản… Khi đó, vi khuẩn khác có cơ hội tấn công nên bị bội nhiễm. Và các cháu này bị nhiễm sởi, nguy cơ bệnh sẽ rất nặng, thậm chí tử vong.
Nghe PGS Hải nói vậy, hình ảnh người mẹ đều đặn bóp ống thở cho con trong căn phòng 112 lại hiện về trong tâm trí tôi – cũng là một người mẹ. Cầu mong các cháu bình phục, để không người cha, người mẹ nào phải rơi nước mắt…
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%