Chiều 21/3, Đại tá Bùi Hữu Danh, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp đối tượng Phan Thế Thượng, chủ tàu kéo SG - 3745.
|
Chiều 21/3, Đại tá Bùi Hữu Danh, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp đối tượng Phan Thế Thượng, chủ tàu kéo SG - 3745 đâm sập cầu Ghềnh trưa 20/3.
Chủ tàu Phan Thế Thượng
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, Phan Thế Thượng trú tại 206 Lô BCC Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP HCM. Trước đó, công an cũng đã bắt hai tài công điều khiển phương tiện trực tiếp đâm sập cầu Ghềnh là Trần Văn Giang (36 tuổi, ngụ Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, ngụ Sóc Trăng). Hai nghi can này có quan hệ chú cháu. Theo hồ sơ đăng kiểm, tàu kéo trên được kiểm định ngày 6/3/2015 và đã hết hạn kiểm định vào ngày 1/12/2015.
Sau khi bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt khẩn cấp, ông Phan Thế Thượng (62) chủ tàu kéo khai nhận, ngày 20/3, ông này điều khiển tàu mang số hiệu SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở theo khoảng 800 tấn cát đi từ Sóc Trăng về Đồng Nai. Khi đến TP.HCM, ông Thượng lên bờ giao phương tiện cho Trần Văn Giang điều khiển.
Khi tàu đi đến gần chân Cầu Ghềnh, do thiếu quan sát nên Giang đã để sà lan đâm trực diện vào mố cầu số 2 làm sập 2 nhịp Cầu Ghềnh.
Tài công Trần Văn Giang
Tài công Nguyễn Văn Lẹ
Sau khi tai nạn xảy ra, sà lan lật úp, đầu kéo bị chìm thì Giang và Nguyễn Văn Lẹ bơi nhanh vào bờ, gọi điện cho ông Thượng báo tin. Ngay sau đó cả hai đón xe đò trốn về quê ở Sóc Trăng.
Luật sư Nguyễn Doãn Hải, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt khẩn cấp hai tài công và cả chủ tàu là phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, làm tê liệt tuyến đường sắt, ảnh hưởng lớn đến đi lại của rất nhiều người dân và ngành Đường sắt.
Điều 212 Bộ luật Hình sự đã quy định rõ khung hình phạt đối với vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Theo đó, mức án cao nhất cho hai tài công này có thể bị phạt tù từ 7 - 15 năm. Đối với chủ tàu, theo Khoản 3, Điều 214 của Bộ luật Hình sự cũng quy định về tội đưa phương tiện giao thông đường thủy vào sử dụng không đảm bảo an toàn và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức án cao nhất mà chủ tàu phải nhận là từ 7 - 15 năm tù. Ngoài ra, các tài công và chủ phương tiện còn phải bồi thường thiệt hại theo Luật Dân sự...
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Chủ xe có thể bị xử phạt nặng nếu cho người khác mượn xe! Cập nhật ngay quy định mới tránh 'vạ lây' nghiêm trọng
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?