Theo TT GTVL - Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Lâm Đồng, ngành ươm giống có áp dụng kỹ thuật sinh học công nghệ cao của tỉnh đang cần hơn 500 kỹ thuật viên sinh học/năm, làm việc ở các cơ sở nuôi cấy mô, ươm giống cây trồng, nghề nấm...
|
Tuy nhiên lao động bậc này đang thiếu. Để lấp vào khoảng trống đó, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải bấm bụng bỏ ra nhiều tiền thuê kỹ sư làm công việc chỉ cần trình độ trung cấp hoặc sơ cấp, một số cơ sở khác thuê lao động phổ thông và tự tổ chức đào tạo.
Tại cơ sở nuôi cấy mô và ươm giống cúc của ông Lê Văn Hải (P. 12, TP. Đà Lạt) hiện có bốn nhân viên, trong số đó có ba kỹ sư sinh học. Ông Hải cho biết nhu cầu sản xuất của cơ sở không cần nhiều kỹ sư như thế, nhưng trong hoàn cảnh tìm không ra kỹ thuật viên thì đành thuê kỹ sư làm công việc của kỹ thuật viên. Ông Hải cho rằng cách dùng lao động của ông và nhiều nông dân khác không kinh tế, vì trả chi phí nhân công cao hơn do phải trả lương cho kỹ sư thay vì nhân viên kỹ thuật, chưa kể sự lặp lại của một số quy trình nuôi cấy khiến kỹ sư không phát huy khả năng nghiên cứu, bỏ việc khiến sản xuất trễ nải.
Các kỹ sư của trại giống PH - phường 12, TP. Đà Lạt, đưa mô đã được tách vào các túi mô. Đây là công việc của kỹ thuật viên - (Ảnh: MAI VINH)
Bà Đặng Thị Bích Nga, chủ cơ sở ươm giống ở phường 9, TP. Đà Lạt, cho biết đã phải dùng nhiều cách mới chiêu mộ được sáu kỹ thuật viên lành nghề từ nhiều cơ sở khác. Bà nhất định không tuyển kỹ sư để làm công việc của kỹ thuật viên vì nhiều lý do. Hiện nay, bà tự đào tạo một lớp kỹ thuật viên mới để bổ sung khi cần thiết do không tìm ra nguồn đào tạo chính thống.
Trong khi đó, sau năm tháng đăng tuyển sáu kỹ thuật viên sinh học không thành công, cuối cùng ông Trương Đức Phú, giám đốc cơ sở nuôi cấy mô PH - phường 12, TP. Đà Lạt, phải tuyển lao động phổ thông để đào tạo. Tuy vậy, ông nhìn nhận không thể đào tạo lao động phổ thông trong 1-2 tháng mà đáp ứng được yêu cầu này.
Tại Lâm Đồng có Trường cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp nhưng chỉ Cao đẳng Nghề Đà Lạt đào tạo theo xu hướng trồng trọt công nghệ cao. Thầy Lê Bá Lộc, hiệu phó Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt, cho rằng nhu cầu kỹ thuật viên sinh học hệ sơ cấp và trung cấp làm việc trong tỉnh rất lớn nhưng ngành ít có học viên theo học.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%