Theo ông Bình, mỗi đầu xe nếu nộp phí bảo trì 200.000đ/tháng thì giá cước sẽ tăng 200 đồng/km. Nếu phí lưu hành phương tiện được thông qua và thu khoảng 2 triệu đồng/tháng thì giá cước taxi có thể tăng thêm khoảng 2.000 đồng/km.
Các loại phí phương tiện tới đây được thu có thể làm giá cước vận tải tăng thêm.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, tất cả các loại chị phí sẽ đổ lên đầu người dân. Vì khi áp dụng thu phí bảo trì, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá cước để bù lỗ, người cuối cùng chịu thiệt chính là người dân chứ không phải doanh nghiệp.
“Hiện nay đang có rất nhiều loại phí mà người dân và doanh nghiệp đang phải gánh. Như tại Hà Nội, mức phí trước bạ đối với ô tô chở người là 20%, lệ phí cấp biển ô tô khoảng 20 triệu đồng. Như vậy, với một chiếc xe có giá 500 triệu đồng thì tốn hơn 100 triệu đồng tiền phí, xe 800 triệu thì tốn gần 200 triệu đồng”, ông Hùng tính toán.
Ngoài ra, ông Hùng cho rằng, mỗi năm xe ô tô còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành; hơn 2 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ; phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít; thuế môi trường 1.000 đồng/lít; phí kiểm định, phí bảo hiểm…
Trong khi đó, ông Bình cho rằng, để có tiền bảo trì đường bộ, nhà nước có thể tăng phí từ chính các trạm thu phí. Như vậy vừa đảm bảo sự công bằng, vừa không phải gỡ bỏ các trạm thu phí sau này.
“Không biết khi áp dụng thu phí bảo trì đường bộ thì bao giờ sẽ bỏ các trạm thu phí. Liệu hai việc làm này có triển khai cùng một thời điểm để đảm bảo sự công bằng cho người dân và doanh nghiệp vận tải không” ông Bình băn khoăn.
Vì vậy, theo ông Bình, cơ quan quản lý nhà nước cần công khai cho người dân biết khi nào xóa trạm thu phí, trạm nào chưa xóa thì bao giờ xóa, trạm nào vẫn giữ nguyên…
"Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, tất cả các loại chị phí sẽ đổ lên đầu người dân". |