Dù năm nào cũng thiếu đói, con cái nheo nhóc, thất học, nhưng những người phụ nữ ở làng Đắk Nai và Đắk Giấc luôn giữ vững “lập trường”: “Đẻ hết trứng thì thôi”.
|
Quyết tâm… đẻ hết trứng
Đắk Nai và Đắk Giấc không chỉ là 2 thôn “nổi tiếng” nghèo nhiều năm nay của xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum mà còn là địa danh khiến người ta ngán ngẩm bởi cái sự đẻ nhiều. Càng đẻ nhiều càng đói ăn, thậm chí có gia đình chết đến 4, 5 đứa con vì nghèo. Nhưng nói đến chuyện kế hoạch hóa gia đình là người dân nơi đây đều... lặng thinh, quyết giữ vững “quan điểm” đẻ cho đến khi nào không đẻ được nữa mới thôi.
Anh A Phìn, Trưởng ban Văn hóa xã Đắk Môn, cho biết: Đắk Nai có 108 hộ với gần 700 khẩu, gần 100% là dân tộc Xê Đăng, các gia đình ở đây đều sinh từ 3 con trở lên, thậm chí những cặp vợ chồng mới lấy nhau cũng vậy. Có cặp dù tuổi trẻ, được tuyên truyền vận động nhưng vẫn mỗi năm đẻ 1 đứa.
Những đứa con chưa từng biết đến mùi sữa hay thức ăn ngon của chị Y Tý
Sinh năm 1984, đến nay chị Y Tý, làng Đắk Nai đã có đến 6 đứa con. Đứa lớn nhất năm nay 12 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi. Chị Tý cho biết gia đình chị từ xưa đến nay luôn đói ăn, nhất là tháng 4 và tháng 5 hàng năm, trong nhà không còn một hạt gạo hay một đồng tiền. Để có cơm cho con ăn, vợ chồng chị lại ra quán mua gạo chịu, đến mùa mì năm sau thì trả.
Thức ăn chính quanh năm của cả gia đình được chị Tý gọi với cái tên “mĩ miều” là rau, nhưng thực chất nó là lá mì mà bà con trồng trên rẫy để lấy củ bán. Đói ăn và thiếu chất con chị đứa nào cũng gầy gò, xanh xao. “Bọn nó chưa bao giờ biết mùi sữa tươi là gì, lúc nào gia đình mình có tiền thì mua vài con cá khô, ít mắm về cho chúng nó ăn”, chị Tý nói.
Là cán bộ xã nhưng ông A Nít cũng có đến 10 đứa con và ông cho rằng phụ nữ mang thai thì phụ nữ mới nên... xấu hổ
Ông A Nít, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đắk Môn, cho biết gia đình đẻ nhiều nhất ở Đắk Nai có 12-13 đứa con; nhưng chẳng gia đình nào giữ được con số này nguyên vẹn, ít nhất cũng chết một vài đứa do bệnh tật, đói nghèo và nhận thức kém. Chẳng hạn như gia đình ông A Thun (nguyên Trưởng thôn Đắk Nai) sinh được 12 đứa con nhưng có đến 5 đứa chết vì đau ốm, cha mẹ không biết chăm sóc. “Ở đây người ta nhận thức còn kém lắm, đẻ ra rồi nuôi như vậy thôi chứ không biết chăm sóc con đâu. Mấy đứa trẻ đều chết vì đau ốm, cha mẹ không biết đưa con đi khám bệnh, không biết chạy chữa thuốc men sớm, cứ để cho con ốm lâu ngày không có thuốc nên chết thôi”.
Bản thân ông A Nít trước kia nguyên là cán bộ y tế của xã, hiện giờ cũng là cán bộ nhưng vợ chồng ông cũng sinh đến 10 đứa con. Lý giải cho việc sinh nhiều con, ông Nít chỉ cười và nói gọn: “Trước kia mình vỡ kế hoạch mà”!
Rồi ông kể, cách đây mấy tháng chị Y Tâm - cán bộ phụ nữ của thôn - đã phải từ chức vì mang thai con thứ 3: “Lúc nó đang mang thai mỗi lần lên xã họp giao ban mọi người nói là nó mắc cỡ. Làm cán bộ phụ nữ mà bị vỡ kế hoạch thì nói còn ai nghe nữa, nên nó phải xin nghỉ là đúng thôi”. Về phần mình, ông thanh minh: “Mình là chót vỡ kế hoạch từ xưa rồi, xấu hổ là việc của xấu hổ, việc mình làm mình vẫn cứ làm. Đàn ông có biết đẻ đâu mà sợ nên mình không mắc cỡ, chỉ có phụ nữ mang thai nên mới mắc cỡ”.
Tham gia kế hoạch hóa gia đình phải được giữ... tuyệt mật
Trung bình mỗi gia đình ở Đắk Nai và Đắk Giấc có từ 6-7 đứa con, với hơn 80% là các hộ nghèo và cận nghèo, hàng năm nhà nước phải cứu đói 2 đợt. Không chỉ vậy, người dân nơi đây còn được ưu đãi rất nhiều về y tế. “Ở đây bà con đi khám bệnh không mất tiền, thuốc được cho miễn phí. Dù đi khám ở ngoài Bắc hay trong Nam cũng đều được miễn phí. Mấy người dân trong làng mình nói họ vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh không mất tiền, được cho thuốc, lúc về lại được bác sĩ cho phong bì 600 nghìn đồng tiền xe về nữa”, ông A Nít tự hào khoe.
Những đứa trẻ làng Đắk Nai nheo nhóc vì đói nghèo đeo bám
“Gần 20 năm nay, các cán bộ dân số thường xuyên đi vận động, tuyên truyền đủ kiểu để bà con giảm đẻ nhưng họ không bao giờ nghe. Lúc đi họp mình tuyên truyền thì họ im lặng, hỏi phát biểu ý kiến nhưng không ai chịu nói gì. Không ai phản đối, cán bộ nói gì họ cũng im lặng, ai nói gì thì cũng mặc kệ, hết giờ họ đứng lên đi về. Họ cho rằng trời sinh voi, trời sẽ sinh cỏ, mình cứ đẻ ra là có cái để nuôi”, anh Phìn cho biết.
Không chỉ tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà con bằng nhiều lý lẻ, mà các cán bộ nơi đây còn hướng dẫn và phát thuốc tránh thai cho phụ nữ, bao cao su cho đàn ông để tự kế hoạch. Khi phát thì họ hào hứng nhận, nhưng nhận về… để đó: “Sau khi phát một thời gian chúng tôi đến từng nhà kiểm tra thì thấy thuốc tránh thai và bao cao su để trên đầu giường vẫn còn nguyên. Thậm chí nhiều gia đình còn mang bao cao su ra cho con mình thổi bong bóng”, anh Phìn than thở.
Gần 20 năm qua, niềm an ủi lớn nhất với tổ công tác là có khoảng... 2 phụ nữ đã “ngộ” ra và chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai như đặt vòng, tiêm thuốc; với một điều kiện là phải được tuyệt đối giữ bí mật, họ không muốn ai biết vì sợ bị trách tội!
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?