Tán thành tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu |
Chiều 15/11, thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đa số đại biểu Quốc hội đồng ý tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia.
Tổng hợp ý kiến 14 đại biểu phát biểu, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định đa số tán thành với sự cần thiết phải ban hành hai dự luật trên và cả hai dự án luật sẽ được thông qua ngay tại kỳ họp này.
Nhiều ý kiến đề nghị phải tăng cao mức thuế suất đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia theo lộ trình hợp lý.
Tất cả ý kiến của đại biểu Quốc hội là nữ đều đề nghị tăng mạnh thuế với các mặt hàng trên để hạn chế tiêu thụ, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đại biểu Lê Khánh Dung (Quảng Bình) cho rằng với thuốc lá, mức tăng thuế phải cao mới giảm được người tiêu dùng, Chính phủ chỉ đề nghị tăng từ 65-75% là quá thấp.
“Năm 2013 thu thuế thuốc lá được gần 16.000 tỉ đồng, nhưng chi phí để chữa năm loại bệnh liên quan đến thuốc lá lên đến 23.000 tỉ đồng. Tôi đề nghị phải tăng mạnh thuế thuốc lá giai đoạn 2015-2017 từ 65-70%, nhưng từ năm 2018 phải tăng thật mạnh” - bà Dung bày tỏ.
“Khi còn sức khỏe thì la cà, khi về già thì bán cửa bán nhà để mua sức khỏe” - đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đã ví von như vậy để đề nghị Quốc hội tăng thuế với rượu, bia, thuốc lá. Bà Khá còn đề nghị phải đánh thuế nặng vào mặt hàng trò chơi game online vì nó làm nhiều học sinh nghiện, phá phách, làm tan vỡ gia đình.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sáng cùng ngày, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề xuất phải có chế định cấm bầu hộ, bầu thay.
Qua thực tiễn tìm hiểu và nghiên cứu, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng để chọn được các đại biểu xứng tầm với niềm tin của nhân dân, quy trình bầu cử, giám sát việc bầu cử và việc kiểm phiếu cần phải quy định chặt chẽ, bảo đảm kết quả bầu cử vô tư, khách quan, không gian lận.
“Một trong những vấn đề cần chế định là phải có chế định về việc cấm bầu hộ, bầu thay, một người bầu cho cả hộ gia đình, làm kết quả bầu cử không được chính xác” - ông Đương nói.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, ông Trần Du Lịch, phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, bức xúc: “Một người đi bầu cho cả nhà, cả xóm và để đạt 100% nhanh thì đi khua từng nhà gom lại làm sao bầu cho nhanh. Ba, bốn giờ chiều cho xong. Đây là cách làm mất uy tín ghê gớm trong bầu cử. Bầu xong người ta không biết là cả nhà bầu cho ai hết”.
Ông Lịch hiến kế với Quốc hội ở nhiều nơi người ta quy định muốn bầu cử thì ngoài thẻ cử tri phải có chứng minh nhân dân hay căn cước. Nghĩa là xác định người đi bầu chính là người đó, không phải người khác. Quy định như vậy thì không thể bầu hộ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?