Nguyễn Đức Nghĩa, sát thủ chặt đầu bạn gái gây ra vụ án chấn động, thường xuyên gây mâu thuẫn với bạn tù. Nghĩa được cho là sống ti tiện và chấp nhặt.
Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa phúc thẩm. |
Theo quy định, trong 7 ngày từ khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Nếu bị bác đơn, thông thường sau 4-6 tháng, hình phạt sẽ được thực thi. Thế nhưng rất nhiều tử tù phải sống mòn mỏi trong những ngày chờ đợi để được thi hành án.
Trong buồng biệt giam, những phạm nhân mang trọng tội này bị cùm chân, chỉ được đổi chân một lần vào mỗi thứ sáu, nhìn thấy ánh sáng mặt trời qua một lỗ thông bằng bàn tay... Theo một cán bộ trại tạm giam, sống ở buồng biệt giam, có tử tù xem đó là nơi đáng sợ hơn cả cái chết. Nhiều người cứ đêm xuống lại thức trắng, sợ phải nghe thấy tiếng lạch cạch mở then sắt đưa họ đi thi hành án. Tuy nhiên, đa số tử tù đều đã âm thầm chuẩn bị tâm lý cho cuộc ra đi.
Tại trại giam do Công an Hà Nội quản lý ước chừng có hơn 100 tử tù đang chờ thi hành án, trong số này có Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ giết bạn gái cướp tài sản gây rúng động dư luận bởi sự tàn độc. Theo bản án của TAND Tối cao, tại tòa chung cư thuộc phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), Nghĩa đã sát hại dã man người yêu cũ. Tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, sát thủ đã cắt đầu và ngón tay nạn nhân đem phi tang xuống sông tại Quảng Ninh.
Sau phiên phúc thẩm, Nghĩa đã làm đơn xin ân xá tới Chủ tịch nước. Trong lá đơn viết trên giấy khổ A4 dài khoảng 20 dòng, Nghĩa viết: "Tôi vô cùng ân hận về lầm lỗi của mình, tôi khát khao được sống, được có cơ hội làm lại cuộc đời". Đơn ân xá của sát thủ không được chấp nhận.
Theo một cán bộ trại tạm giam, Nghĩa có diễn biến tâm lý phức tạp, thường xuyên mâu thuẫn với bạn tù. "Nghĩa sống khá ti tiện, chấp nhặt những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Khi lãnh đạo trại giam vào chia sẻ, hỏi han anh ta hứa hẹn với thái độ rất văn hóa nhưng về buồng giam, Nghĩa lại trở về đúng bản chất", vị này cho biết.
Khác với Nghĩa, tử tù Đào Ngọc Dần (chờ thi hành án tại trại tạm giam công an tỉnh Hưng Yên) luôn thường trực nụ cười rạng rỡ dù biết ngày trả giá cho tội ác cũng không còn xa. Dần bị kết án tử hình về tội giết người, Cướp tài sản. Theo bản án, vợ Dần quen biết một phụ nữ người Trung Quốc có nhiều tiền. Một ngày tháng 9/2009, Dần và vợ đã chở cô này ra cánh đồng vắng rồi dùng dây xiết cổ đến chết. Lột hết tài sản của nạn nhân, hắn vùi xác xuống dưới mương nước, phủ bùn lên để che giấu tội ác.
Những ngày sống ở biệt giam, theo quản giáo, Dần là người "có tài" đánh "cờ mồm" và nuôi chim rất giỏi. Hầu như những ván "cờ mồm" Dần đều ở thắng. Phía trước phòng biệt giam của Dần, lũ chim, đặc biệt là chim sẻ rất hay kéo về. Có lần, hắn huýt sáo, chim kéo về đậu đầy ở cửa sắt. Dần biết sáng tác thơ, hát nhạc vàng rất hay.
Nhưng để có sự lạc quan, yêu đời như hiện nay của Dần, người thân của anh ta và cán bộ quản giáo đã mất nhiều thời gian làm công tác tư tưởng. Trước đó, Dần gần như rơi vào trạng thái trầm uất, thường câm lặng ngồi bó gối, chẳng thiết ăn uống, ngủ nghỉ.
"Chẳng ai sinh ra lại muốn giết người. Trong lúc túng quẫn, hoang mang nên em đã gây ra tội tày đình như thế. Từ ngày bị bắt và giờ sống trong buồng biệt giam, cũng chừng ấy thời gian em sống trong tủi nhục và dằn vặt lương tâm", Dần bảo.
Theo nghị định 82 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, gồm: thuốc dùng để gây mê; thuốc làm tê liệt hệ thần kinh và cơ bắp; thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim.
Trang thiết bị phục vụ thi hành án tử hình gồm: Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án; ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển; máy kiểm tra nhịp đập của tim; màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án...
Quy trình tiêm thuốc: người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. Cán bộ thi hành án tử hình chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (2 liều dự phòng); xác định tĩnh mạch, trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ; đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch; kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ.
Trường hợp sau 10 mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai, hoặc thứ 3.
Từ khi có quy định thay xử bắn bằng tiêm thuốc, ngày 6/8, Nguyễn Anh Tuấn là người đầu tiên bị thi hành án bằng hình thức mới này.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?