Tác hại gây sốc của kem chống nắng
Thứ tư, 27/05/2015 19:03

Mùa hè chị em đều sắm sửa cho mình ít nhất một tuýp kem chống nắng để bảo vệ mình dưới ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, bản thân kem chống nắng chứa rất nhiều tác hại mà ít người ngờ đến.

Thực tế, kem chống nắng không có khả năng ""siêu phàm"" như quảng cáo là chống đen da mà nó chỉ có thể làm hạn chế tác động của những tia cực tím lên làn da, phòng chống được một số bệnh viêm da do phơi nắng quá nhiều.

Dị ứngDioxybenzone vàoxybenzonelà 2 chất sản sinh ra các gốc tự do mạnh mẽ nhất vì chúng có thể cản trở chức năng hoc môn. Ngoài ra còn có PABA (Para-aminobenzoic acid) sinh ra các gốc tự do, phá hủy DNA, hoạt động giả estrogen và gây dị ứng ở một số người.Kem chống nắng chứa các hóa chất có thể gây kích ứng da như mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa rát. Một số người còn xuất hiện các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban và ngứa dữ dội do chất tạo mùi hương và chất bảo quản.Bạn có thể dùng kem chống nắng chứa ô-xít kẽm hoặc titanium đi-ô-xít vì chúng ít gây dị ứng hơn.

Nổi mụn nhiều hơn

Nếu da gặp các vấn đề về mụn thì hóa chất trong kem chống nắng có thể làm tình trạng tồi tệ thêm. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên chọn loại kem không gây mụn và không nhờn. Tốt hơn hết nên nhận tư vấn để lựa chọn loại kem phù hợp với từng loại da, tránh dùng kem chống nắng cho cơ thể để thoa lên vùng mặt vì chúng quá mạnh.

Nguy cơ ngộ độc cao

Khi sử dụng kem chống nắng dạng xịt có thiết kế tiện lợi bạn dễ bỏ sót vùng da hoặc xịt không đều. Nghiêm trọng hơn, bạn có nguy cơ cao hít phải các thành phần độc hại ở dạng xịt này.

Gây kích ứng mắt

Kem chống nắng dính vào mắt có thể làm mắt bị kích ứng và đau rát, dẫn đến tình trạng nhạy cảm với ánh nắng tạm thời. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây mù mắt. Do đó, nếu lỡ để kem dính vào mắt, bạn cần rửa mặt ngay bằng nước lạnh.

Tăng nguy cơ ung thư vú

Kem chống nắng chứa vài thành phần có thể có tác dụng lên estrogen trên các tế bào ung thư vú. Một số loại kem còn có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Lưu ý tránh dùng kem chống nắng chứa nhiều hóa chất cho trẻ nhỏ vì làn da của trẻ hấp thu hóa chất nhanh hơn người lớn.

Gây đau đớn ở vùng da có lông

Một số loại kem chống nắng có thể gây tình trạng bít lỗ chân lônghoặc làm khô da, gây đau ở những vùng da có lông như da đầu hoặc ngực của phái nam.

Lượng kem chống nắng đã tích tụ trên da nếu không được vệ sinh kỹ sẽ gây ngứa và phát ban. Những trường hợp nặng hơn có thể làm viêm nhiễm nang lông, hình thành các nốt mưng mủ trên da.

Gây mủ trong nang lông

Kem chống nắng có thể ra các đốm ngứa rát trên da, dễ phát triển thành chứng phát ban đỏ. Các đốm ngứa rát này đôi khi còn biến thành mụn mủ xung quanh nang lông.Đối với những vùng da có nhiều lông, tốt nhất bạn nên lựa chọn kem chống nắng dạng gel.

Để tránh tác dụng phụ do kem chống nắng, bạn có thể áp dụng các bí quyết sau:

- Rửa sạch và ngưng sử dụng nếu thấy da nổi mẩn đỏ hoặc dị ứng.

- Khám bác sĩ hoặc nhận tư vấn của dược sĩ về việc dùng loại kem chống nắng khác.

- Thoa lại kem mỗi 2 tiếng nếu ra ngoài trong thời gian dài

- Cẩn thận khi chọn kem chống nắng cho trẻ nhỏ. Tránh dùng kem cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Chọn kem chống nắng không gây mụn và không nhờn nếu da thuộc loại da dầu.

Trong trường hợp phải đối diện với ánh nắng trong thời gian không quá lâu, bạn có thể bôi lên người một lớp dầu oliu để giúp hạn chế phần nào tác hại của tia tử ngoại. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh dầu oliu cũng có chỉ số SPF nhất định, vào khoảng 6 - 7.

Cuối cùng để việc chống nắng được hoàn hảo, chị em cần khi chú ý bổ sung các loại hoa quả, rau xanh đặc biệt là những thứ giàu Vitamin A và C như trà xanh, cà chua... để giúp da khỏe mạnh, có sức đề kháng chống lại tác hại của tia UV. Đây còn gọi là phương pháp chống nắng ngay từ bên trong.

Nguoiduatin.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Kem chống nắng , tác hại của kem chống nắng , kem chống nắng gây sốc