Loại thứ nhất thông qua những hình ảnh từ kinh nghiệm thực tế, để tạo nên mối lo sợ từ những loạt sự kiện gây xúc động mạnh.
Loại thứ hai tạo nên bởi tính kích động từ những âm thanh và hình ảnh phát thanh, làm tâm lý trở nên yếu ớt. Trẻ em từ 2 - 3 tuổi có khả năng cảm nhận về nhân vật trong thời gian ngắn khi xem những loại phim hoạt hình. Đối với trẻ từ 5 - 6 tuổi, lại có thể tách riêng cac hình ảnh kích động từ nhiều bối cảnh khác nhau để rồi tập trung lại thành một và ghi nhớ chúng trong đầu. Do khả năng về tư duy chưa được hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị tác động bởi những hình ảnh này. Từ 7 - 12 tuổi, trẻ vẫn còn nhạy cảm nên còn dễ hấp thu những hình ảnh bạo lực để tìm sự khuây khỏa. Nếu trẻ bị đồng hóa bởi những nhân vật mang tính kích động, chúng sẽ có thái độ hung hăng và bùng phát nhiều hành vi phá phách.
Ảnh minh họa
Thực tế, trẻ cần có nhu cầu trao đổi cùng cha mẹ hoặc những người lớn tuổi để giúp kềm chế những ảnh hưởng xấu từ hình ảnh bạo lực đối với chúng. Vấn đề ở đây là thái độ và lới ứng xử của người lớn như thế nào để bảo vệ cho trẻ. Không cho trẻ xem những loại phim có nội dung qua kinh dị và bạo lực, vì hình ảnh bao giờ cũng để lại nhiều ảnh hưởng mạnh trong tâm trí trẻ hơn là âm thanh. Vì thế, cha mẹ cần:
- Giải thích cho trẻ hiểu, những hình ảnh hư cấu trên phim chỉ là giả tạo, để chúng phân biệt được thật và giả.
- Tiếp cận với trẻ để giải thích cho chúng hiểu được, những hình ảnh bạo lực trên phim ảnh chỉ là giả tạo, và nắm bắt tâm lý trẻ, nếu có một sự kiện bạo lực nào xảy ra ở một nơi khác, thì chúng không phải sợ hãi vì hoàn toàn không liên quan đến chúng. Còn nếu xảy ra trong nước, hãy làm trẻ yên tâm bằng cách là đang có cha mẹ ở bên cạnh để bảo vệ chúng.