Việc đưa xe tăng và pháo hạng nặng tiến vào Nam Sudan của Sudan cũng được xem là đã đẩy 2 nước vào nguy cơ chiến tranh.
![]() |
|
Chỉ vài giờ sau khi các lực lượng bộ binh Sudan đưa xe tăng và pháo hạng nặng băng qua khu vực biên giới tiến vào Nam Sudan, các máy bay chiến đấu của Sudan đã dội bom vào ba khu vực của Nam Sudan. Động thái mới này của Sudan đã đổ thêm dầu vào lửa đẩy hai nước vào nguy cơ chiến tranh.
Theo người phát ngôn quân đội Nam Sudan Philip Aguer, các quả bom liên tiếp được ném đi từ hai chiếc máy bay phản lực MIG 29 xuống khu chợ tại khu vực Rubkona đã làm ít nhất 2 người chết và 9 người khác bị thương. Sau đó, hai chiếc máy bay này tiếp tục oanh tạc khu vực Abiemnom, bang Unity và một giếng dầu của bang này. Hiện chưa có thông tin về mức độ thiệt hại cũng như con số thương vong xảy ra tại giếng dầu này.
Cơ thể cháy đen của một cậu bé thiệt mạng trong cuộc không kích của Sudan vào một khu chợ ở Rubkona gần Bentiu hôm thứ Hai (23/4) (Ảnh: Reuters)
Giao tranh giữa Sudan và Nam Sudan tại các khu vực biên giới Panakuac, Laloba, Teshwin của Nam Sudan vẫn tiếp diễn từ cuối tuần qua, bất chấp việc ngày 22/4 vừa qua, Nam Sudan đã hoàn thành việc rút quân ra khỏi khu vực mỏ dầu Heglig của Sudan, tạm chấm dứt cuộc tranh cãi đổ máu giữa hai nước khiến nhiều người thiệt mạng và hàng nghìn người khác phải đi sơ tán.
Trước đó, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir khi đến thăm khu vực mỏ dầu Heglig hôm 23/4 đã tuyên bố sẽ lật đổ chính phủ của Nam Sudan và thề sẽ dạy cho nước láng giềng một bài học.
Ông Bashir cũng đồng thời tuyên bố không tiến hành đàm phán với Nam Sudan: “Chúng tôi sẽ không đàm phán với Nam Sudan nữa. Đàm phán giữa chúng tôi với họ giờ sẽ thông qua súng đạn vì đây mới là ngôn ngữ duy nhất giúp họ hiểu được vấn đề. Nam Sudan sẽ chẳng thể hiểu được gì trừ chiến tranh”.
Trong một phản ứng mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm 23/4 đã lên tiếng chỉ trích việc Sudan đưa quân đội vào khu vực lãnh thổ của Nam Sudan và kêu gọi cả hai chính phủ Sudan và Nam Sudan phải ngừng ngay lập tức chiến sự và trở lại đàm phán để xác định Biên giới chung và triển khai Cơ chế giám sát, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi.
Bà Nuland nhấn mạnh, Mỹ luôn tôn trọng quyền tự vệ của Cộng hòa Nam Sudan song kêu gọi hai bên cố gắng kiềm chế nhằm tránh tái diễn một cuộc chiến tranh tổng lực. Đặc biệt, Washington hoan nghênh việc quân đội Nam Sudan đã rút hết quân ra khỏi khu vực dầu mỏ Heglig, coi đây là một động thái tích cực làm dịu căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng này.
Khu vực giàu dầu mỏ Heglig được quốc tế công nhận là một phần lãnh thổ Sudan, tuy nhiên Nam Sudan vẫn khẳng định chủ quyền đối với khu vực này. Tình trạng bạo lực tại Heglig là sự việc tồi tệ nhất kể từ khi Nam Sudan tách ra độc lập từ tháng 7/2011 sau cuộc nội chiến kéo dài hơn 20 năm (1983-2005), làm khoảng 2 triệu người thiệt mạng.
Theo Liên Hợp Quốc, trong những ngày qua, hơn 5.000 người dân đã sơ tán khỏi Heglig vì bạo lực.






-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ