Các lễ nhậm để lại dấu ấn trong lịch sử 236 năm của nước Mỹ qua cách thức tổ chức, những bài phát biểu của các vị lãnh đạo hay số tiền khổng lồ chi ra.
Vợ chồng Obama trong tiệc khiêu vũ cách đây 4 năm. Ảnh: AFP |
Lễ nhậm chức đầu tiên không diễn ra ở Washington
Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington tuyên thệ tại thành phố New York, và 4 năm sau đó ở Philadelphia, nơi quốc hội đầu tiên nhóm họp. John Adams là tổng thống Mỹ đầu tiên nhậm chức ở thủ đô Washington, nhưng Thomas Jefferson sau đó lại trở về Philadelphia để tổ chức hai lễ nhậm chức của ông.
Năm 1829, Tổng thống Andrew Jackson là người đầu tiên tuyên thệ bên ngoài Tòa Quốc hội Mỹ hay còn gọi là Đồi Capitol. Buổi lễ diễn ra ở mặt tiền phía Đông.
Đây cũng là địa điểm cử hành lễ nhậm chức tổng thống Mỹ 152 năm kế tiếp sau đó, cho đến khi Ronald Reagan trở thành tổng thống đầu tiên nhậm chức ở mặt tiền phía Tây như ngày nay.
Lễ nhậm chức đầy lỗi của John F. Kenedy
Cố tổng thống John F. Kenedy trong lễ nhậm chức năm 1961. Ảnh: travel channel
Lễ nhậm chức năm 1961 là một cuộc hỗn loạn, theo Bendat, tác giả và là nhà sử học về tổng thống Mỹ. Phó tổng thống Lyndon Johnson đã phá hỏng buổi lễ ngay từ lúc bắt đầu khi đọc sai lời tuyên thệ.
Sau đó, khi Đức Hồng y Richard Cushing lên cầu nguyện, bục đứng bỗng nhiên bị cháy do hệ thống điện bị chập. Chưa hết, khi nhà thơ Robert Frost lên đọc bài thơ nhậm chức, ánh mặt trời quá chói lọi, một phần do được phản chiếu từ tuyết rơi đêm trước đó, khiến ông không thể hoàn thành công việc. Ông Johnson phải dùng mũ để che cho Frost nhưng cuối cùng ông vẫn chẳng nhìn thấy gì. Ông Frost sau đó phải nghĩ ra một bài thơ khác để đọc.
Tổng thống không tuyên thệ bằng kinh thánh
Tổng thống Mỹ duy nhất đi vào lịch sử khi dùng một cuốn sách thay kinh thánh để tuyên thệ là John Quincy Adams, người giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử phức tạp, khi không ứng viên nào đạt đủ số phiếu đại cử tri cần có. Ông tuyên thệ với bàn tay đặt lên một quyển sách luật, trong đó chứa nội dung hiến pháp.
Dù hiến pháp Mỹ không quy định tổng thống phải sử dụng kinh thánh khi tuyên thệ, tất cả các lãnh đạo khác của Mỹ được ghi chép lại đều dùng một hoặc nhiều hơn một cuốn kinh thánh.
Tổng thống Barack Obama sẽ dùng hai cuốn tại lễ nhậm chức trước công chúng hôm nay.
Bài phát biểu nhậm chức dài nhất lịch sử Mỹ
William Henry Harrison, tổng thống thứ 9 của Mỹ, là người có bài phát biểu nhậm chức dài nhất. Bài phát biểu này có 8.445 từ, khiến đám đông dân chúng phải đội mưa gió và giá rét trong hơn hai giờ đồng hồ để lắng nghe.
Sau bài phát biểu bị đánh giá là "phô trương bản thân quá nhiều", ông Harrison, 68 tuổi, bị viêm phổi và qua đời sau khi trở thành tổng thống chưa đầy một tháng.
Số lượng tiệc khiêu vũ kỷ lục
Vợ chồng tổng thống Bill Clinton lập kỷ lục về số lượng tiệc khiêu vũ nhậm chức. Ảnh: ABC News
Có đến 10 tiệc khiêu vũ chính thức trong lần Obama trở thành tổng thống cách đây 4 năm. Dù con số này rất đáng chú ý nhưng vẫn chưa phải là con số kỷ lục.
Khi nhậm chức vào năm 1993, Tổng thống Bill Clinton tổ chức đến 11 bữa tiệc. Thông thường, những lãnh đạo tái đắc cử sẽ cử hành lễ nhậm chức thứ hai với quy mô bé hơn, như Obama đang làm, giảm từ 10 buổi xuống còn hai buổi tiệc năm nay. Tuy nhiên, ông Clinton đi ngược truyền thống này và đã cùng đệ nhất phu nhân khi đó Hillary tham dự đến 14 tiệc nhậm chức năm 1997.
Chi phí lễ nhậm chức đầu tiên của Obama?
Các nhà tài trợ giàu có và chính phủ Mỹ đã chi 170 triệu USD cho lễ nhậm chức năm 2009 của Obama, vào một trong những thời điểm suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của nước này.
Năm đó, Ủy ban Nhậm chức của quốc hội, cơ quan phụ trách tổ chức phần lễ và tiệc trưa (không bao gồm diễu hành, hòa nhạc hay tiệc khiêu vũ), đã chi ra 1,24 triệu USD. Năm nay, chi phí cắt giảm không đáng kể xuống còn 1,237 triệu USD.
Một số khoản chi của lễ nhậm chức 2009 được dành cho buổi hòa nhạc của Bruce Springsteen, diễu hành, thuê các màn hình tivi lớn để dân chúng xem miễn phí, 700.000 USD cho việc mở cửa học viện nghiên cứu Smithsonian, và 10 tiệc khiêu vũ, trong đó có ba bữa tiệc miễn phí hoặc bán giá vé rẻ cho công chúng.
Năm nay, tổng thống đã bỏ giới hạn đóng góp tiền ở mức 50.000 USD và cho phép các tổ chức, cá nhân được tài trợ đến 250.000 USD.
Các nhà tài trợ sẽ được chụp ảnh cùng tổng thống và phu nhân
Các cặp đôi tài trợ 50.000 USD cho Ủy ban Nhậm chức Tổng thống trước 17h ngày 9/1 có cơ hội chụp ảnh cùng Tổng thống Barack Obama, Đệ nhất phu nhân Michelle, phó tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill.
Tuy nhiên, chỉ có 25 cặp có cơ hội này.
Các fan hâm mộ đành tranh nhau giành các giải thưởng thấp hơn như tất (vớ) Obama với 15 USD quyên góp, áo phông với 25 USD hay một bức tranh chân dung Obama nếu đóng góp 100 USD.
Ủy ban Nhậm chức cũng đưa ra gói giải thưởng gồm hai vé tham dự các sự kiện nhậm chức, vé máy bay khứ hồi và ăn ở tại khách sạn trong hai đêm cho những người cam kết làm tình nguyện viên cùng Obama vào ngày lễ quốc gia cuối tuần vừa rồi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%