Khi các bác sỹ không thể phục hồi được nhịp tim cho Bulent, họ đã ngâm anh trong bồn nước đá và anh đã từ từ sống lại.
|
Bulent Sonme, đến từ Ankarra, Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị đột quỵ sau một cơn đau tim khá nặng và nhân viên y tế đã ngâm Bulent trong nước đá với nỗ lực hồi phục lại nhịp tim cho anh.
Bulent Sonmez gần như đã chết khi các bác sĩ không thể khôi phục lại nhịp tim cho anh khi nhập viện. Anh được đưa vào bệnh viện ngay sau khi bị nhồi máu cơ tim, các bác sĩ đã nỗ lực cứu sống anh bằng một biện pháp điều trị tương đối gây tranh cãi – Hypothermia (giảm thân nhiệt). Theo đó, các bác sĩ đã ngâm anh này trong nước đá để làm giảm nhiệt độ của cơ thể xuống còn khoảng 30 độ C với mục đích hạn chế ảnh hưởng của việc thiếu oxy đối với các cơ quan trong cơ thể.
Anh Bulent Sonme và vợ. Anh đã được cứu sống nhờ được ngâm trong nước đá.
Khi tim của Blent đập trở lại, các bác sĩ đã theo dõi trong khoảng 24 giờ để duy trì nhịp tim và tăng thân nhiệt của anh trở lại bình thường.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là anh chỉ nhớ một nửa ký ức về cuộc sống trước đây và không nhớ gì về vợ và con. Tuy sau đó anh có thể xâu chuỗi mốt số ký ức của mình, những vẫn còn một khoảng trống khá lớn.
Sibel Sonmez, 39 tuổi, vợ của người đàn ông này trả lời với phương tiện truyền thông địa phương: “Nó giống như một bộ phim, tôi không biết trả lời hai con thế nào ngoài việc chờ đợi. Tôi đã cố gắng giúp anh ấy nhớ lại bằng việc cho anh ấy xem lại những bức ảnh kỉ niệm, nhưng có lẽ cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài để anh ấy có thể nhớ lại tất cả.”
Blent gần như đã mất nhịp tim trước khi được ngâm nước đá.
Tiến sĩ Omer Zuhtu cho biết: “Bulen đang trong quá trình hồi phục trí nhớ, chúng tôi không hề tìm thấy bất kỳ tài liệu nào nói về tác dụng phụ của liệu pháp giảm thân nhiệt. Tuy đây là biện pháp gây tranh cãi, những tôi chắc chắn rằng đây là cách tốt nhất để cứu người đàn ông này”.
Phương pháp hạ thân nhiệt được dùng để hạn chế ảnh hưởng tác động của tình trạng thiếu oxy trên những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có thể dẫn tới tổn thương não nghiêm trọng. Nó đã được sử dụng ở Anh với điều kiện được người nhà của bệnh nhân đồng ý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%