Đại diện 19 nhân viên của ACB cho biết, nhân viên không nhận giấy chứng nhận gửi tiền. Sau khi ký hợp đồng gửi tiền thì hợp đồng này được chuyển lại cho ngân hàng ACB.
Siêu lừa Huyền Như dễ dàng chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng chỉ với một lệnh khống |
16h30: HĐXX nghỉ.
16h20: HĐXX chuyển sang thẩm vấn bị cáo Võ Anh Tuấn (SN 1972, quê Thái Bình) - Cựu Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè. Bị cáo Tuấn vướng tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức.
Đối với bị cáo Tuấn, tòa xem xét kháng cáo giảm nhẹ hình phạt và kháng nghị tăng nặng hình phạt của VKS.
Tại tòa, bị cáo Tuấn cho biết đã nhận thức được hành vi phạm tội. Tuấn khẳng định vẫn giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Tuấn giúp sức Huyền Như chiếm đoạt Công ty CP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương 80 tỷ đồng.
Còn các trường hợp khác? VKS đặt câu hỏi. Võ Anh Tuấn nhận sai vì vì lý do về nhận thức.
Đối chất với Huyền Như, bị cáo này cho biết: Không bàn bạc với bị cáo Tuấn.
VKS: Bị cáo Tuấn có biết không? Huyền Như: Bị cáo Tuấn không biết.
16h: Chủ tọa thẩm vấn ông Nguyễn Hồng Tản- đại diện 19 nhân viên ACB.
Trả lời chủ tọa, ông Tản cho biết, theo nghĩa vụ trong hợp đồng ủy thác thì nhân viên ACB có nghĩa vụ gửi tiền theo hình thức gửi tiền tiết kiệm (gửi tiết kiệm tại ngân hàng Vietinbank – ông Tản giải thích).
Chủ tọa: Nhân viên ACB có gửi tiết kiệm tại ngân hàng Vietinbank không?
Ông Tản: Không gửi tiết kiệm tại Vietinbank
Chủ tọa: Tức là họ không thực hiện theo hợp đồng ủy thác. Họ mở tài khoản gì ở Vietinbank?
Ông Tản: Họ mở tài khoản thanh toán. Không mở tài khoản tiết kiệm
Chủ tọa: Như vậy nhân viên ACB đã thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chưa?
Ông Tản: Thực hiện cơ bản nội dung của hợp đồng.
Chủ tọa: Nhân viên ACB có mở tài khoản tiết kiệm tại Vietinbank Chi nhánh TP HCM không?
Ông Tản: Không mở
Chủ tọa: Nhân viên ACB chưa thực hiện mở tài khoản tiết kiệm tại Vietinbank Chi nhánh TP HCM. Vậy vì sao họ ký lệnh chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Lấy đâu số tài khoản tiết kiệm mà họ chuyển sang?
Ông Tản: Nhưng đây là thủ tục của ngân hàng công thương.
Chủ tọa: Anh về học lại đi.
Ông Tản:….
Chủ tọa: Anh thừa nhận nhân viên ACB chưa mở tài khoản tiết kiệm, như thế ACB có quyền từ chối chuyển tiền, trong khi đó nhân viên ACB lại vẫn ký chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Vậy điều đó đúng hay sai?
Chủ tọa cho rằng, một sự thật là họ chưa mở tài khoản tiết kiệm, vậy có quy định nào buộc họ phải ký chuyển tiền không? Rõ ràng lỗi thuộc về ai? Tài khoản chưa mở, mà chủ tài khoản lại lệnh ngân hàng chuyển khoản trong khi tài khoản chưa mở. Lỗi ở đây là nhân viên chưa hoàn thành trách nhiệm.
15h55: Luật sư Uyên chuyển sang thẩm vấn ông Tản – đại diện nhân viên ACB về lời khai của Huyền Như trích lời của Huỳnh Thị Bảo Ngọc “Em làm kiểu nào thì em làm, miễn sao nộp đủ lãi suất cho bên chị”.
Đại diện ACB nói: “Như và Ngọc thỏa thuẩn về lãi suất, nhân viên là người đi mở tài khoản. Ngọc không thể đại diện ACB”.
Trả lời luật sư về giả chữ ký để cầm cố sổ tiết kiệm nhằm vay vốn, mà không sử dụng các thủ đoạn vốn có, Như cho hay: “Thời điểm đó bị cáo được cái gì, bị cáo làm cái đó thôi ạ”.
15h45: Luật sư Kiều Vũ Thu Uyên – bảo vệ cho Ngân hàng ACB thẩm vấn ông Nguyễn Tiến Hùng – đại diện Vietinbank.
Phần thẩm vấn của luật sư Thu Uyên ngay lập tức bị chủ tọa nhắc nhở khi: “Luật sư hỏi tôi không hiểu gì cả. Vừa hỏi, vừa trả lời”.
Tại phần thẩm vấn, luật sư Uyên đưa ra chữ ký trong hợp đồng của một nhân viên của ACB đề nghị ông Hùng có xác minh chữ ký thật và chữ ký giả. Ông Hùng cho rằng, việc xác minh chữ ký thật – giả thuộc cơ quan chức năng.
15h40: Ngay sau giờ nghỉ, chủ tọa nhắc nhở các luật sư nên đặt câu hỏi rõ, gọn, không trùng lặp để đạt được mục đích thẩm vấn công khai.
15h30: HĐXX tạm nghỉ
15h20: Luật sư Nguyễn Thị Bắc – bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank thẩm vấn đại diện nhân viên ACB, Huyền Như và đại diện Vietinbank.
Trả lời luật sư về vấn đề lãi suất chênh, đại diện nhân viên ACB cho biết, Vietinbank trả bao nhiêu thì ACB nhận bấy nhiêu và không có nghĩa vụ phải báo cáo lại việc nhận lãi suất cho ngân hàng Vietinbank.
Tuy nhiên, câu trả lời của ông Tản bị bà Bắc cho rằng đấy không phải là ý chí của các nhân viên ACB. Bà Bắc dẫn bút lục lời khai của một nhân viên ACB cho biết: Người này rất ngạc nhiên và thấy bất thường và đã liên lạc về mới Huỳnh Thị Bảo Ngọc.
Trả lời thẩm vấn luật sư Bắc, Huyền Như xin giữ nguyên lời khai tại phiên tòa sơ thẩm về vấn đề thỏa thuận lãi suất ngoài hợp đồng với Huỳnh Thị Bảo Ngọc: “Em làm kiểu nào thì em làm, miễn sao nộp đủ lãi suất cho bên chị”
Hỏi đại diện Vietinbank về thỏa thuận ngoài hợp đồng trong thương vụ này, ông Hùng cho biết: “Vietinbank không biết thỏa thuận lãi suất chênh và nguồn tiền của ACB”.
15h: Sau phần thẩm vấn của VKS, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB tham gia thẩm vấn ông Nguyễn Tiến Hùng – đại diện của Ngân hàng Vietinbank về vấn đề xoay quanh vai trò, vị trí của Huyền Như, việc thực hiện các thủ tục mở tài khoản tiết kiệm…
14h50: VKS kết thúc phần thẩm vấn của mình khi đặt một số câu hỏi với ông Tản – đại diện nhân viên ACB.
Trả lời câu hỏi của VKS, ông này cho hay, trong thỏa thuận không có việc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân tiền gửi sang tài khoản tiết kiệm. Bản thân trong hợp đồng cũng không quy định.
Theo ông Tản thì khi nhân viên ký vào các hợp đồng chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác là làm theo chỉ dẫn của Huyền Như.
“Huyền Như không đủ thẩm quyền mà tại sao nhân viên của ACB vẫn ký chuyển theo lệnh của Huyền Như, từ tài khoản thanh toán sang tài khoản thẻ tiết kiệm. Như vậy là thỏa thuân với cá nhân Huyền Như, việc đó đúng hay sai?”, VKS đặt vấn đề.
Cũng tại phần thẩm vấn của VKS, ông Tản cũng cho biết, trong việc ký chuyển tài khoản của nhân viên ACB có chữ ký khống.
“Có một số là khống. Chỉ với một lệnh chi khống, Huyền Như có thể chiếm đoạt 50 tỷ đồng rồi”, VKS nói.
14h35: Tiếp tục thẩm vấn đại diên ACB về việc thực hiện ủy thác. Theo đại diện ACB, tại thời điểm ủy thác thì Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực. Tuy nhiên đối với câu trả lời việc giấy phép kinh doanh của ACB có được phép ủy thác gửi tiền không thì đại diện này không nhớ.
“Việc ủy thác tự tiến hành, có phải không?”, VKS đặt câu hỏi
Trả lời VKS, đại diện ACB khá ấp úng và nói rằng, không rõ lắm
VKS dẫn các điều luật trong Luật các tổ chức tín dụng về quy định, các tổ chức tín dụng không được tiến hành kinh doanh nào ngoài giấy phép do NHNN cấp; Đối với hoạt động của ủy thác thì phải theo hướng dẫn của NHNN…
VKS đặt vấn đề: “ACB có giấy phép riêng nào quy định về việc ủy thác không?” Đại diện ACB thừa nhận không có bất kỳ giấy phép riêng nào liên quan đến vấn đề ủy thác.
Đối với câu hỏi của VKS về vấn đề lãi suất thời điểm xảy ra vụ án, NHNN có Thông tu 04 về trần lãi suất tiền gửi VNĐ là 14%, đại diện ACB khẳng định có biết.
Tuy nhiên hai câu hỏi chốt thẩm vấn của VKS là: Việc ủy thác vượt trần lãi suất có gián tiếp vi phạm pháp luật hay không? Việc làm này tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật khác? thì đại diện ACB không thể trả lời.
14h25: Đối với vấn đề vượt trần lãi suất, VKS thẩm vấn Huỳnh Thị Bảo Ngọc. Theo bà Ngọc thì việc thỏa thuận vượt trần lãi suất do lãnh đạo ACB đưa ra, và không nhớ chính xác con số vì mỗi hợp đồng có mức lãi suất khác nhau.
14h15: Trả lời thẩm vấn của VKS, ông Tạn – đại diện 19 nhân viên ACB tại phiên tòa cho biết,
tổng số tiền ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi vào Vietinbank thông qua 34 hợp đồng. Tại Vietinbank Chi nhánh TP HCM 32 hợp đồng với tổng số tiền là 668 tỷ đồng.
Tổng số tiền ngoài lãi suất, ông Tản không nhớ rõ nhưng theo kết luận điều tra là 10 tỷ đồng. Đối với lãi suất ngoài hợp đồng thì vị đại diện nhớ không rõ nhưng khoảng 3,5-5,5%/năm.
Trả lời VKS, ông Tản cho hay, nhân viên của ACB không nhận giấy chứng nhận gửi tiền. Sau khi ký hợp đồng gửi tiền thì hợp đồng này được chuyển lại cho ngân hàng ACB.
Theo lý giải của ông Tản thì việc nhân viên nộp lại hợp đồng gửi tiền là để tránh rủi ro, thất thoát. “Việc nhân viên giao lại hợp đồng gửi tiền cho ngân hàng ACB là điều không bình thường”, VKS đặt vấn đề
14h: Tòa Phúc thẩm bắt đầu phiên làm việc chiều. Chủ tọa tiếp tục xem xét hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Ngân hàng ACB
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ. Phiên xét xử tiếp tục diễn ra vào buổi chiều
11h30: Huyền Như khai tại tòa phi vụ lừa đảo tại ACB của Như thông qua Huỳnh Thị Bảo Ngọc – Phó phòng quản lý quỹ của ACB. Theo thỏa thuận, số tiền chênh lệch 10 tỷ đồng Như chuyển cho Ngọc.
Chủ tọa dừng ngày thẩm vấn Huyền Như để đối chất với Huỳnh Thị Bảo Ngọc. Người này cho biết: Không có chuyện Như chuyển tiền cho Ngọc Việc trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng là vào tài khoản của các nhân viên.
Quay sang Huyền Như chất vấn, chủ tọa nhận được câu trả lời của bị cáo này rằng: “Theo lời của chị Ngọc thì Như chuyển tiền vào tài khoản của Huỳnh Thị Chiêu Uyên”.
Huỳnh Thị Bảo Ngọc lập tức chen lời: “Đó là thỏa thuận giữa Huyền Như và Chiêu Uyên, tôi không biết”.
“Huỳnh Thị Chiêu Uyên là ai”, chủ tọa hỏi Huyền Như
Bị cáo Huyền Như khai: “Là chị gái của Huỳnh Thị Bảo Ngọc”
“Đấy nghe bình thương thôi, vẽ một cái tam giác cũng sẽ ra”, chủ tọa lập luận.
Theo chủ tọa, tòa sẽ triệu tập Huỳnh Thị Chiêu Uyên lên tòa để làm rõ, tránh bỏ lọt tội phạm.
11h15: Đối với câu trả lời của đại diện ACB đối với chủ tọa, đại diện này cho biết, đơn vị này đòi Vietinbank trả lại số tiền mà họ ủy thác cho 19 nhân viên đi gửi tiền tại Vietinbank.
Theo ACB, trong 19 nhân viên thì 17 nhân viên gửi tại Chi nhánh TP HCM và 2 gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.
Theo trình tự, ACB ủy thác cho nhân viên và nhân viên gửi tiền sang Vietinbank thông qua Huyền Như.
“Khi đi thì bắc cầu, khi về thì đi thẳng”, chủ tọa nói. Như vậy mối quan hệ ở đây là giữa ACB với Nhân viên; quan hệ giữa nhân viên và Vietinbank thông qua Huyền Như, chủ tọa nói.
Chủ tọa đặt câu hỏi: Vì sao ACB không đem tiền gửi thẳng mà lại ủy thác qua nhân viên? Câu trả lời của đại diện ACB cũng giống như của Vietinbank là cần cân bằng thanh khoản cho khách hàng, đặt mục tiêu sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất.
11h10: Đối với nhóm hai là 17 nhân viên được ACB ủy thác 668 tỷ đồng ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền hưởng lãi, khoản lãi trích thẳng vào tài khoản cá nhân của từng người. “Hiện chưa được trả gốc và lãi”, ông Tản cho hay.
Làm rõ vấn đề ủy thác, HĐXX hỏi đại diện ACB việc có những hợp đồng ủy thác trong ngày, những hợp đồng bị hủy.
Đại diện này khá ấp úng trước câu hỏi của HĐXX. Chủ tọa đối chất bằng hồ sơ, tài liệu công khai tại tòa.
Chủ tọa cũng cho rằng: “19 cá nhân đã đi khởi kiện nhưng sự vắng mặt của họ hôm nay là nhằm để tránh câu hỏi của HĐXX, vì việc chuyển tiền vào Vietinbank theo hợp đồng ủy thác thì hợp đồng đó đã bị hủy. Thì họ còn quyền gì nữa không?”
11h: Chủ tọa thẩm vấn đại diện 19 nhân viên ACB – Nguyễn Hồng Tản. Đại diện này xác nhận các nhân viên được ủy thác gửi tiền. Chủ tọa chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là trường hợp hai nhân viên tên Năm và Nguyệt.
Theo lời của ông Tản, sau khi có hợp đồng ủy thác thì họ đã chuyển tiền từ ACB sang Vietinbank. Sau khi gửi tiền không có giao dịch gì cả.
Việc họ biết sự việc theo lời khai được chủ tọa công bố tại tòa: “Nghe lùm xùm, chúng tôi đến rút tiền thì nhân viên bảo chữ ký hai bà không hợp lệ”, chủ tọa đọc.
Theo lời khai: Hồ sơ đưa cho Huyền Như là thật còn việc tráo hồ sơ hay không thì ACB không biết. “Rõ ràng hồ sơ đã đánh tráo, còn đâu hồ sơ gốc”.
Đối chất lời khai của Huyền Như về vấn đề này, Như khai: “Hai trường hợp này ký lệnh chi theo chữ ký của bộ hồ sơ giả”.
10h25: HĐXX xét xử tiếp tục thẩm vấn hành vi chiếm đoạt tiền của Huyền Như tại ACB.
10h17: Nghỉ giải lao
10h15: Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank hỏi đại diện Navibank về số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng trong thương vụ lừa đảo của Huyền Như tại ngân hàng này.
Đại diện Navibank khẳng định: số tiền 9,4 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng đã được nộp về cho Navibank và có hoạch toán trên sổ sách. Còn khoản ngoài hợp đồng mà Huyền Như trả cho kế toán trưởng của Naviban không thấy có trong sổ sách.
10h: Luật sư Trương Thanh Đức – bảo vệ quyền lợi cho Navibank hỏi đại diện Vietinbank. Trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện Vietinbank cho biết, đối với việc nhận tiền của khách hàng, ngân hàng luôn tính tới khả năng chi trả. Tiền gửi của khách hàng cũng được tính vào thanh khoản của ngân hàng.
Theo đại diện Vietinbank, hai tài khoản tiền gửi và thanh toán rất khác nhau vì: Thanh toán chỉ để thanh toán, tiền gửi là tính lãi suất.
Đối với các tài khoản thanh toán của các cá nhân, tài khoản thanh toán chưa phải là tài khoản tiền gửi giống như khái niệm luật tổ chức tín dụng. Câu trả lời này của đại diện Vietinbank đã bị luật sư “bắt bẻ” vì cho rằng đại diện này không trả lời nhất quán trong quá trình thẩm vấn.
9h40: Tại hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Navibank, VKS cũng đặt câu hỏi với đại diện Vietinbank về huy động tiền gửi, việc phổ biến đến khách hàng, cá nhân về huy động tiền gửi, quy định hợp đồng tiền gửi….
Chủ tọa mời đại diện Navibank xác định lại câu trả lời việc cho nhân viên vay tiền để gửi vào Vietinbank. Đại diện này xác nhận đồng thời cho biết việc gửi tiền theo hợp đồng tiền gửi.
Trả lời chủ tọa về động cơ của việc gửi tiền, đại diện Navibank cho biết: Do bối cảnh thời điểm đó, nguồn tiền huy động thừa nên cho họ gửi để Navibank hưởng lãi.
9h30: Sau khi thẩm vấn đại diện Navibank, VKS tiếp tục thẩm vấn đại diện của 4 nhân viên Navibank về vấn đề hợp đồng gửi tiền, nhiệm vụ đi gửi tiền…
9h25:Trước câu trả lời của đại diện Navibank, đại diện VKS cho biết: Cơ quan điều tra đã làm rất rõ vấn đề này. “Navibank làm hợp đồng cho nhân viên vay tiêu dùng và thế chấp bằng hợp đồng đó. Quá ngược đời”, VKS nói.
VKS tiếp tục đặt câu hỏi về số tiền Navibank cho nhân viên vay tiền, quy định lãi suất là bao nhiêu, vị đại diện này đều không có câu trả lời trọn vẹn.
“Muốn bảo vệ được quyền lợi của Navibank thì người đại diện phải hiểu vấn đề, nắm rõ quy định về tiền tệ. Nếu ông không nắm được thì đề nghị HĐXX thay đổi không tham gia nữa”, VKS kết thúc thẩm vấn đại diện Navibank.
9h20: VKS bắt đầu tham gia thẩm vấn đại diện Navibank
VKS: Vì sao Navibank lại ký các hợp đồng cho nhân viên của mình vay tiền?
Đại diện Navibank: Cho nhân viên vay để họ có tiền gửi tiền tại Vietinbank.
VKS: Việc ký các hợp đồng cho nhân viên vay tiền rồi đem đi gửi theo chủ trương của ai?
Đại diện Navibank: Xin phép không trả lời.
VKS: Ai đứng ra giải quyết cho nhân viên vay tiền?
Navibank: (im lặng).
9h10: Tại tòa, Huyền Như cũng cho biết đã dùng hai thủ đoạn chiếm đoạt tiền là ký giả lệnh chị để chuyển tài khoản khách hàng sang chủ nợ và thực hiện ký giả lệnh chi trích chi từ số tiết kiệm.
Sau khi nghe trình bày của Huyền Như, chủ tọa phải thốt lên: “Bị cáo không những tham lam mà dẫn dắt bao nhiêu người vào vòng lao lý”.
9h: Tại tòa, đại diện Navibank cho biết, có 18 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền 500 tỷ đồng và đã tất toán 12 hợp đồng tương đương 300 tỷ đồng (bao gồm cả vốn và lãi). Hiện còn 6 hợp đồng chưa tất toán.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa, đại diện Navibank cho hay đã thông qua 4 cá nhân của Navibank đứng tên gửi vào Vietinbank – Chi nhánh TP HCM.
Theo đại diện Navibank số tiền trên tài khoản bị mất sau khi cơ quan điều tra thông báo. Theo đại diện này, Navibank đã cử nhân viên đến làm việc với Vietinbank chi nhánh TP HCM nhưng đến nay chưa có kết quả. Navibank đưa yêu cầu Vietinbank trả tiền.
Trả lời HĐXX, đại diện 4 nhân viên Navibank cho biết, Navibank không hề ký hợp đồng với Vietinbank, nhân viên Navibank ký hợp đồng với Vietinbank.
“Vì sao 4 nhân viên này ký 6 hợp đồng tiền gửi với Vietinbank, mà tại sao trong kháng cáo của nhân viên lại buộc Vietinbank trả tiền cho Navibank”, chủ tọa đặt câu hỏi.
Câu trả lời của đại diện này khá dài dòng khiến chủ tọa cắt ngang và diễn giải từng từ một. HĐXX tuyên bố: Nếu đại diện không hiểu bản chất vấn đề thì để HĐXX phân xử theo pháp luật.
câu hỏi về “Số tiền 200 tỷ đồng là sở hữu hợp của nhân viên Navibank?”, đại diện Navibank thừa nhận. Lúc này chủ tọa lại tiếp tục hỏi: “Tiền của nhân viên sao lại đòi cho Navibank?”. Đại diện nhân viên Navibank không trả lời thẳng được câu hỏi của chủ tọa phiên tòa.
HĐXX cũng đề nghị Navibank đưa những văn bản chứng thực sao kê đối chiếu số tiền Navibank cho nhân viên vay tiền.
8h45: Chủ tọa bắt đầu thẩm vấn hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Ngân hàng Navibank. Đối với kháng cáo về tố tụng, chủ tọa tuyên bố sẽ xem xét thủ tục tố tụng và bắt đầu đi vào nội dung.
8h30: Theo bản án sơ thẩm, sau khi biết ACB có nguồn tiền muốn gửi vào Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để lấy tiền lãi cao hơn (lãi chênh ngoài hợp đồng), nhưng theo nguyên tắc ngân hàng này không được đem tiền đến ngân hàng khác gửi để lấy lãi cao hơn nên ACB (cũng như Navibank) đã phải dùng đến các nhân viên của mình, uỷ thác cho họ đem tiền đến gửi tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, thông qua bà Huỳnh Thị Ngọc Ánh – Phó phòng kế toán ACB, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, làm giả hợp đồng tiền gửi, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn – Phó Giám đốc Vietinbank –chi nhánh Nhà Bè đóng dấu giả Vietinbank – chi nhánh Nhà Bè để huy động 50 tỷ đồng của ACB thông qua hai người gửi.
Chưa dừng lại ở đó, ACB tiếp tục sử dụng 17 nhân viên của mình, uỷ thác cho họ đem số tiền 668,908 tỷ đồng gửi vào Vietinbank với lãi suất 14%/năm, lãi ngoài từ 3,8 đến 4%/năm, để Như chiếm đoạt.
Để chiếm đoạt đựơc số lượng tiền khổng lồ của ACB, Như đã dùng thủ đoạn “Câu, nhử” đó là trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng cho ACB.
Ngoài việc làm giả 16 lệnh chi, ký giả chữ ký của 09 chủ tài khoản để làm thủ tục tất toán và chiếm đoạt số tiền hơn 81 tỷ đồng, Như làm giả lệnh chi, ký giả chữ ký của các chủ tài khoản để chuyển hết số tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm của các nhân viên ACB đi trả nợ và chiếm đoạt số tiền còn lại trong tài khoản tiền gửi của các nhân viên ACB.
8h25: Đến lượt đại diện Ngân hàng ACB được HĐXX mời nêu kháng cáo tại phiên tòa cấp phúc thẩm. Theo kháng cáo của ACB, đại diện ngân hàng này đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét về: Thủ tục tố tụng, tội danh của bị cáo Huyền Như và trách nhiệm bồi thường số tiền bị chiếm đoạt.
Ông Nguyễn Hồng Tản được cử làm đại diện cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB tại tòa để đề nghị xem xét kháng cáo.
8h15: Theo bản án sơ thẩm, thông qua Đoàn Đăng Luật, Trưởng Phòng nguồn vốn Navibank, từ ngày 19/11/2010 đến ngày 27/5/2011, Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè huy động của Navibank thông qua 14 cá nhân là nhân viên Ngân hàng này đứng tên để gửi 1.543.200.000.000đ vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 16,5% đến 22,5%. Đến ngày 14/7/2011, Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè đã quyết toán cho Navibank tiền gốc là: 1.043.200.000.000đ, còn lại 500 tỷ đồng và chưa đến hạn quyết toán.
Bị cáo Huyền Như tại tòa
Lúc này Võ Anh Tuấn chuẩn bị chuyển công tác khỏi Vietinbank Chi nhánh Nhà bè, Tuấn nói với Đoàn Đăng Luật gặp Huỳnh Thị Huyền Như để chuyển số tiền này gửi vào Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Do Như mới được bổ nhiệm làm quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, muốn có doanh số và muốn có tiền để trả nợ cho các cá nhân, tổ chức mà Như đã vay trước đó nên Như đã đồng ý thỏa thuận với Luật nhận tiền gửi của Navibank với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm.
Như đã lừa đảo chiếm đoạt của Navibank 200 tỷ đồng. Xác minh tại Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Ngân hàng này xác định số tiền 200 tỷ đồng có trong tài khoản tiết kiệm của 4 nhân viện Navibank mở tại Vietinbank do các cá nhân này không giữ thẻ tiết kiệm và không mở tài khoản tiết kiệm đúng trình tự nên đã bị Như chiếm đoạt trả cho nhiều đơn vị và cá nhân.
Huỳnh Thị Huyền Như khai đã trả lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng cho Đoàn Đăng Luật 30.013.938.000đ. Luật thừa nhận đã nhận 9.455.241.666đ.
8h10: Mở đầu phần thẩm vấn ngày thứ 4, tòa làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Ngân hàng Navibank.
Ông Nguyễn Ngọc Khánh – Đại diện Navibank kháng cáo về tố tụng và toàn bộ bản án sơ thẩm liên quan đến Navibank.
Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tại Ngân hàng Navibank còn có những người liên quan là 4 nhân viên của Navibank. Số nhân viên của Navibank này cử đại diện tham dự phiên tòa. Theo đại diện của 4 nhân viên Navibank cũng có kháng cáo.
8h5:HĐXX bắt đầu làm việc.
7h40’: Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm được dẫn giải vào phòng xét xử. Thư ký phiên tòa cũng ra thông báo mời những người liên quan, người tham gia tố tụng vào phòng xử án.
Ngày 18/12, Tòa phúc thẩm, TAND TP HCM tiếp tục đưa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ra xét xử. Hôm nay, tòa sẽ tiếp tục xem xét hành vi lừa đảo của Huyền Thị Huyền Như và đồng phạm.
----------------------
17h00: Sau khi xem xét kháng cáo của các bị cáo, HĐXX tuyên nghỉ phiên tòa chiều nay, kết thúc ngày làm việc thứ 3.
16h45: HĐXX quay lại xem xét kháng cáo của các bị cáo trong vụ lừa đảo chiếm đoạt của Huyền Như tại Ngân hàng VIB.
Lần đầu tiên trả lời thẩm vấn, Huỳnh Mỹ Hạnh – chị gái của Huyền Như khóc lóc than không biết Huyền Như đã lừa cả chị gái mình.
Mỹ Hạnh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì mẹ đã già, có 3 con nhỏ. Bị cáo muốn xin được giảm án để sớm về nuôi con nhỏ.
16h35: Tại hành vi chiếm đoạt tiền của bà Giã Thị Mai Hiên, Huyền Như cũng thừa nhận hành vi như bản án sơ thẩm.
Được mời thẩm vấn, VKS đề nghị Huyền Như trả lời những yếu tố, giả - thật trong hành vi này. Như cho biết, chữ ký của lãnh đạo là giả, còn con dấu là thật.
Cũng tại hành vi này, trả lời thẩm vấn của luật sư đại diện cho bà Hiên, đại diện Vietinbank tiếp tục giữ quan điểm: Hợp đồng này là hợp đồng giả.
16h30: Trả lời câu hỏi của luật sư tham gia thẩm vấn, Huyền Như cho biết, khi đưa các hợp đồng này, những cá nhân liên quan hoàn toàn không biết đấy là hợp đồng giả. Như cũng không bàn bạc kế hoạch với các bị cáo liên quan đến hành vi này. Như cũng khẳng định, các bị cáo không được hưởng lợi đối với việc chiếm đoạt tiền tại Ngân hàng VIB.
Do không có luật sư tham gia thẩm vấn tiếp các bị cáo liên quan đến việc chiếm đoạt tiền tại Ngân hàng VIB, HĐXX quyết định chuyển sang thẩm vấn hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như đối với cá nhân bà Giã Thị Mai Hiên. Bà Hiên không có mặt tại phiên tòa và ủy quyền cho luật sư.
Bà Hiên yêu cầu HĐXX xem xét lại kết quả giám định
16h25: Theo đại diện VIB, án sơ thẩm tuyên Huyền Như chiếm đoạt của ngân hàng này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên đề nghị xem xét về trách nhiệm dân sự.
Trả lời HĐXX, Huyền Như cho biết, hành vi nêu trong bản án sơ thẩm là hoàn toàn đúng. Theo đó, Huyền Như đã làm 40 hợp đồng tiền gửi giả với số tiền ghi trên hợp đồng là 16,8 tỷ đồng đến 24,3 tỷ đồng sau đó ký giả chữ ký của lãnh đạo chi nhánh TP HCM để ký với 12 khách hàng là bạn bè. Số hợp đồng giả này, Như đem cầm cố vay tiền của Ngân hàng VIB TP HCM để chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, trong hành vi này còn có 11 bị cáo liên quan, trong đó có Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, trú tại TP HCM) - Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân. Dung bị VKS kháng nghị tăng nặng hình phạt. Tại tòa, các bị cáo liên quan đến hành vi này cũng thừa nhận tội.
16h10: HĐXX bắt đầu làm việc. Sau giờ giải lao, HĐXX bắt đầu thẩm vấn hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)
15h50: HĐXX nghỉ giải lao
15h45: Truy xét về quá trình thanh kiểm tra đối với Vietinbank, đại diện ngân hàng này xác nhận, có thực hiện thanh kiểm tra tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và việc kiểm tra rất nhiều đoàn chứ không phải một lần Tuy nhiên do việc kiểm tra theo kiểu chọn mẫu nên không thể phát hiện ra ngay
15h30: Quay sang hỏi Huyền Như về việc thực hiện các lệnh chi, Huyền Như thừa nhận đã dùng các lệnh chi giả để lấy tiền của công ty Phương Đông. Đối với câu hỏi việc Như thực hiện lệnh chi trên giấy hay trên máy thì Huyền Như cho hay không nhớ vì thực hiện rất nhiều giao dịch. VKS buộc phải đọc lại lời khai của Như trong tài liệu điều tra.
Theo lời khai của Như: Bị cáo được duyệt và phê duyệt 50 tỷ đồng. Bị cáo thực hiện chiếm đoạt, ra lệnh chi trực tiếp trên máy. Để đối phó với đoàn kiểm tra Vietinbank, Như đã liên hệ với Tổng giám đốc Phương Đông với lý do chuyển từ không có kỳ hạn sang có kỳ hạn”.
15h10: Đối với hành vi chiếm đoạt Công ty Phương Đông, HĐXX xem xét người giúp sức cho Huyền Như ký vào lệnh chi. Tuy nhiên do những người triệu tập liên quan đến vấn đề này không có mặt tại tòa, nên HĐXX dừng thẩm vấn vấn đề này.
Tham gia thẩm vấn, VKS đặt câu hỏi với đại diện của Phương Đông về số tiền chuyển vào tài khoản, tuy nhiên phần thẩm vấn của VKS với đại diện này phải ngắt quãng do Công ty Phương Đông không trả lời được rõ số tiền chính xác.
14h40: Đến lượt đại diện của Vietinbank trả lời câu hỏi của luật sư Công ty An Lộc về hình thức mở tài khoản, các giao dịch tiền gửi… Tuy nhiên, câu hỏi của luật sư Công ty An Lộc bị HĐXX đánh giá là quá dài, một vài câu trả lời của Vietinbank vẫn chưa trọn vẹn.
Chủ tọa bắt đầu chuyển sang thẩm vấn hành vi chiếm đoạt của Huyền Như tại Công ty Phương Đông.
14h35: Theo đại diện An Lộc, do hợp đồng này chưa ký nên không nảy sinh ra việc thu phí đối với tài khoản.
Luật sư của Vietinbank tiếp tục dẫn một số câu hỏi xoay quanh nguồn tiền, việc các tổ chức tín dụng có quyền gửi tiền lấy lãi suất… đối với An Lộc. Tuy nhiên câu hỏi sa đà của luật sư bị HĐXX nhắc nhở.
Quay sang hỏi Huyền Như về việc thỏa thuận gửi tiền, ông Tám và HĐXX nhận được câu trả lời: “Bị cáo tự thỏa thuận với chị Thanh Phương - ở Tienphongbank không báo cáo với lãnh đạo”.
Đối với việc làm giả con dấu, Như cho hay, ý thức này bắt đầu từ khi nhận được bộ hồ sơ lập tài khoản của An Lộc.
Về ý thức chiếm đoạt, HUyền Như cho biết đã có ngay từ khi thỏa thuận với Thanh Phương, nên mới giấu không cho lãnh đạo biết các lãi suất ngoài hợp đồng.
14h15: Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, luật sư Trương Xuân Tám – bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank thẩm vấn Công ty An Lộc trách nhiệm của An Lộc trong việc theo dõi số dư.
Công ty này cho rằng: Việc theo dõi số dư của khách hàng là trách nhiệm của ngân hàng. Ông Tám dẫn một số văn bản về trách nhiệm của chủ tài khoản đối với tài sản thì đại diện An Lộc cho biết không rõ vấn đề này.
Cũng trả lời câu hỏi ông Tám việc An Lộc đã bao giờ cử nhân viên đến Vietinbank để kiểm tra tài khoản hay chưa, đại diện An Lộc trả lời: “không rõ”.
14h00: HĐXX bắt đầu làm việc
11h30: HĐXX kết thúc phiên làm việc sáng nay. Chiều nay Tòa làm việc lúc 13h30.
Cuối phiên làm việc sáng, đại diện Vietinbank tham gia trả lời thẩm vấn về món tiền của An Lộc bị Huyền Như chiếm đoạt. Theo đại diện Vietinbank, giữa Vietinbank và Công ty An Lộc chưa phát sinh quan hệ gửi – giữ. Tiền của An Lộc chuyển không theo hợp đồng. Tiền lãi được hưởng do Như chi trả.
“Việc Như cho mượn tài khoản để sử dụng nguồn tiền của Tienphongbank. Bản thân An Lộc cũng thực hiện hành vi trái pháp luật”, đại diện của Vietinbank đưa ra lập luận.
11h25: Huyền Như tiếp tục được đặt câu hỏi về số tiền chiếm đoạt của Công ty An Lộc. Theo lời khai của Huyền Như, khi mở tài khoản hồ sơ pháp lý của công ty thiếu. Do vậy, Như phải làm giả giấy tờ.
Để An Lộc chuyển tiền vào tài khoản, Huyền Như phải trích số tiền vượt trần trước cho chị Phương. Như khai: “Tôi nhớ không làm thì chuyển cho tài khoản của người nhà chị Phương số tiền khoảng 59 tỷ đồng”.
Như cũng nói rằng: “Phải chuyển đủ tiền tiền chênh lệch thì chị Phương mới chuyển tiền vào tài khoản”.
Tại tòa, nói về nhận thức số tiền chiếm đoạt, Như cho hay: “Theo tôi biết tiền thời điểm đó là của Tienphongbank”.
11h20: Tham gia thẩm vấn, luật sư Vietinbank đặt một số câu hỏi liên quan đối với đại diện Công ty An Lộc như việc mở tài khoản phải thực hiện như thế nào? Về cô gái tên Lê Thị Thanh Phương có phải là nhân viên của An Lộc không? Việc gửi tiền vào Vietinbank có thỏa thuận giữa chị Phương và An Lộc hay không? An Lộc có bao nhiêu tài khoản ở Vietinbank…
Trả lời câu hỏi của luật sư với HĐXX, đại diện Công ty An Lộc liên tiếp đưa ra hàng loạt câu trả lời như: “không biết”, “không trả lời”…
Đối với việc chuyển tiền tài khoản mở ở Vietinbank khi chưa ký hợp đồng, đại diện An Lộc đưa ra lý giải: Là tài khoản thanh toán nên việc chuyển tiền là tự do của khách hàng.
Luật sư “vặn”: “Đây là tài khoản thanh toán? Vậy căn cứ nào để An Lộc tính lãi”?.
Đại diện An Lộc thông tin: “Xin không trả lời vấn đề này”.
Đối với câu hỏi của luật sư, việc An Lộc có hai tài khoản tại Vietinbank thì có mâu thuẫn không? Đại diện An Lộc cho rằng: “Tôi thấy không mâu thuẫn”.
Kết thúc câu hỏi với An Lộc, luật sư đưa ra vấn đề: “Đối với thủ tục mở tài khoản, hồ sơ của An Lộc thiếu giấy phép kinh doanh; việc mở tài khoản do công ty trực tiếp giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên tài khoản mà bị Huyền Như chiếm đoạt thì việc mở tài khoản của Công ty An Lộc thông qua Thanh Phương rồi đến tay Huyền Như có hợp lệ?.
“Từ chối trả lời”, đại diện An Lộc kết thúc thẩm vấn
11h00: Theo HĐXX nhận định, vẫn bằng thủ đoạn “mồi nhử” vượt trần lãi suất, Huyền Như đã chiếm đoạt tài sản tài sản của Công ty An Lộc.
Tại tòa, Huyền Như khai nhận không làm việc trực tiếp với Công ty An Lộc đã đàm phán với chị Lê Thị Thanh Phương– làm ở ngân hàng tienphongbank.
Lãi suất chênh lệch Huyền Như không còn nhớ rõ nhưng, nhưng với chị Phương, Huyền Như khai trích tỉ lệ chênh lệch 1-2,5% nằm ngoài hợp đồng.
Đối với việc rút tiền, Huyền Như khai: Sử dụng lệnh chi giả, ký giả chữ ký của lãnh đạo công ty An Lộc để trả nợ.
Cơ quan tố tụng yêu cầu Huyền Như nói rõ về lời khai chi tiết trong việc chiếm đoạt tiền của Công ty An Lộc. Do Huyền Như không nhớ rõ hành vi nên buộc đại diện VKS công bố lại lời khai của Huyền Như tại cơ quan điều tra.
10h40: Theo HĐXX nhận định, vẫn bằng thủ đoạn “mồi nhử” vượt trần lãi suất, Huyền Như đã chiếm đoạt tài sản tài sản của Công ty An Lộc.
Tại tòa, Huyền Như khai nhận không làm việc trực tiếp với Công ty An Lộc đã đàm phán với chị Thanh Phương– làm ở một ngân hàng khác. Lãi suất chênh lệch Huyền Như không còn nhớ rõ nhưng, nhưng với chị Phương, Huyền Như khai trích tỉ lệ chênh lệch 1-2,5% nằm ngoài hợp đồng.
Đối với việc rút tiền, Huyền Như khai: Sử dụng lệnh chi giả, ký giả chữ ký của lãnh đạo công ty An Lộc để trả nợ.
10h30: Nói đến số tài khoản của Công ty An Lộc, đại diện của công ty liên tiếp khiến chủ tọa phát cáu vì nói sai số tài khoản, khoản tiền gửi. “HĐXX cứ anh xem như trò đùa”, chủ tọa gắt.
10h 15: HĐXX tiếp tục thẩm vấn việc chiếm đoạt tiền của Huyền Như tại Công ty An Lộc và Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông.
Đại diện của Công ty An Lộc liên tục bị HĐXX nhắc nhở khi không đi vào vấn đề chính mà HĐXX muốn công ty này trình bày.
Theo bản án sơ thẩm, Huyền Như đã dùng thủ đoạn chiếm đoạt của hai công ty này số tiền 550 tỷ đồng.
9h25: Cũng liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty SBBS, trả lời HĐXX về vấn đề lãi suất, đại diện Vietinbank cho hay, thời điểm đó mức lãi suất là 14% và được niêm yết công khai. Đối với thỏa thuận vượt trần ngoài hợp đồng, đơn vị này hoàn toàn không biết. “Theo quy định, nếu biết có lãi suất vượt trần, chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối mở tài khoản”, đại diện Vietinbank cho hay.
Làm rõ vấn đề về lãi suất vượt trần với số tiền 2,4 tỷ đồng theo thỏa thuận trong vụ lừa đảo này, Công ty SBBS nói rằng: “Con số tiền chi tiết, tôi không nhớ chính xác. Bản thân Công ty SBBS không biết hợp động ủy thác là giả, không biết chữ ký, con dấu giả. Nhận thức của Công ty SBBS đấy là hợp đồng thật”.
Đối với thắc mắc của luật sư phía Vietinbank, việc tại sao Công ty SBBS nhận lãi suất chênh mà không thông báo cho Vietinbank? Thì Công ty SBBS cho hay: “Không nhớ chính xác việc nhận tiền lãi chênh”.
HĐXX kết thúc thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty SBBS và chuyển sang thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu.
Theo Huyền Như khai, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản tại công ty này cũng được bị cáo thực hiện một cách tương tự như với Công ty SBBS.
HĐXX kết thúc thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty SBBS và chuyển sang thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu.
Theo Huyền Như khai, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản tại công ty này cũng được bị cáo thực hiện một cách tương tự như với Công ty SBBS.
9h20: Trả lời HĐXX về cách đưa tiền ra khỏi tài khoản, Huyền Như cho biết đã làm lệnh chi giả, trong đó có việc chuyển tiền qua tài khoản của bà Vũ Thị Thơm – mẹ chồng giao dịch viên Phạm Thị Tuyết Anh.
HĐXX dừng ngay thẩm vấn Huyền Như và xét hỏi Tuyết Anh để làm rõ việc chuyển tiền này.
Theo Tuyết Anh, việc tài khoản của bà Thơm được mở trước khi có việc chuyển tiền của SBBS. Việc mở tài khoản của bà Thơm là do sau khi sinh, Tuyết Anh bị sức ép về chỉ tiêu. Cũng theo Tuyết Anh, việc chuyển tiền vào tài khoản này là do Huyền Như nhờ để giúp khách hàng.
Tiếp tục làm rõ việc chuyển tiền vào tài khoản này, bà Thơm cho hay, bà hoàn toàn không biết sự việc cho đến khi cơ quan điều tra thông báo.
9h15: Tại tòa, Huyền Như cũng khai nhận đã làm giả 14 hợp đồng ủy thác giữa Vietinbank và Công ty SBBS. Như cũng đã làm giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và Hà Tuấn Anh. Theo Huyền Như việc làm giả là để phục vụ cho mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối với lệnh chi, Như cũng khai rằng, trong việc làm này, Như không bàn với giao dịch viên Tuyết Anh.
Tiếp tục trả lời thẩm vấn của luật sư, Huyền Như cho hay, để có được hợp đồng mở tài khoản này, Huyền Như đã phải chi cho Vũ Minh Hải 30 tỷ đồng. Theo Huyền Như, việc anh Hải và kế toán của Công ty SBBS chia nhau số tiền chênh lệch này như thế nào, Như không biết. Số tiền 30 tỷ Như cho biết là tiền của cá nhân.
9h05: Luật sư Nguyễn Thị Bắc, bảo vệ quyền lợi ngân hàng Vietinbank tham gia thẩm vấn Công ty SBBS.
Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Công ty SBBS mở tài khoản tại Vietinbank chi nhánh TP HCM để làm gì?
Đại diện Công ty SBBS: Việc mở tài khoản thanh toán tại Vietinbank chi nhánh TP HCM để phục vụ mục đích kinh doanh.
Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Vậy việc chuyển tiền vào tài khoản để làm gì?
Đại diện Công ty SBBS: Việc lưu chuyển tiền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Theo hợp đồng, đấy lãi suất là 14%. 4,2 tỷ đồng là lãi suất chênh?
Đại diện Công ty SBBS: Con số chi tiết tiền lãi, tôi không nhớ chính xác. Bản thân Công ty SBBS không biết hợp đồng ủy thác là giả, không biết chữ ký, con dấu giả. Nhận thức của Công ty SBBS đó là hợp đồng thật.
Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Tại sao nhận lãi suất chênh mà không thông báo cho Vietinbank?
Đại diện Công ty SBBS: Không nhớ chính xác việc nhận tiền lãi chênh.
9h45: Theo Công ty SBBS, tổng số tài sản chuyển vào tài khoản là 225 tỷ đồng. Đại diện Công ty SBBS cũng cho hay đã một lần rút tài khoản 31/8/2011 số tiền 15 tỷ đồng. Số còn lại trong tài khoản là 210 tỷ đồng.
Cũng theo Công ty SBBS đối với tài khoản thanh toán, số tài khoản và số dư vẫn được giữ nguyên, hiện vẫn đang tồn tại.
8h35: Công ty SBBS cho hay: Thông qua một người tên Vũ Minh Hải, Huyền Như tiếp cận Vũ Thị Mỹ Linh – kế toán trưởng của Công ty SBBS để thỏa thuận gửi tiền.
Theo lời của Công ty SBBS, thỏa thuận giữa hai bên là ngoài lãi suất theo quy định còn có lãi suất ngoài hợp đồng.
Theo Công ty SBBS tài khoản của Công ty bày được mở tại Vietinbank chi nhánh TP HCM. Việc mở tài khoản theo Công ty SBBS đúng quy định với: giáy đề nghị mở tài khoản, đăng ký mẫu dấu, chữ ký; cung cấp quyết định thành lập công ty; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng… Tên chủ tài khoản là Công ty SBBS. Tên chủ tài khoản là bà Joo – Tổng giám đốc.
Đối chất với Huyền Như tại tòa, siêu lừa khẳng định hồ sơ mở tài khoản của Công ty SBBS hợp lệ. Tuy nhiên theo Huyền Như, Công ty SBBS không đến mở tài khoản mà toàn bộ hồ sơ do Vũ Minh Hải cung cấp cho Huyền Như.
Đại diện Vietinbank tại tòa cũng khẳng định bộ hồ sơ mở tài khoản này hoàn toàn hợp lệ.
8h10: HĐXX bắt đầu tiến hành ngày làm việc thứ 3. HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bên liên quan trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS).
Công ty SBBS kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm về vấn đề bồi thường dân sự đối với công ty này. Theo án sơ thẩm, Huyền Như là người phải bồi thường 210 tỷ đồng cho Công ty SBBS.
7h50: Thư ký phiên tòa yêu cầu những người tham dự phiên tòa, những người tham gia tố tụng vào phòng xử. Các bị cáo được tại ngoại cũng đã có mặt trong phòng xét xử.
7h45: xe chở các bị cáo bị tạm giam trong vụ án lừa đảo “khủng” của Huyền Như đến sân tòa. Huyền Như và đồng phạm được dẫn giải vào phòng chờ xử.
Ngày 16/12, Tòa phúc thẩm, TAND TP HCM tiếp tục đưa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ra xét xử.
Trong ngày làm việc thứ nhất, Tòa đã hoàn tất thủ tục dự tòa đối với những người tham gia tố tụng. Đại diện VKS Tối cao thực hiện quyền công tố tại tòa đang công bố bản án sơ thẩm công bố hành vi sai phạm và tội danh của các bị cáo.
Trong ngày thứ 2, VKS đã công bố phần còn lại của bán án và HĐXX đã thẩm vấn các bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.
Ngày thứ 3 xét xử vụ Huyền Như và đồng phạm.
--------------------
17h00: HĐXX kết thúc ngày làm việc thứ 2. Ngày mai, HĐXX sẽ tiếp tục phần thẩm vấn.
16h35: Trả lời câu hỏi của luật sư tham gia thẩm vấn tại phần xét hỏi, Huyền Như cho biết, thời điểm giao dịch với chị Nguyễn Thị Nga – nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Huyền Như lấy tên giả là “Quyên” và không nói rõ đang làm việc tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ. “Nếu nói thật sợ bị phát hiện”, Như nói.
Đối với việc làm giả hai hồ sơ Công ty Phúc Vinh và Thịnh Phát, Huyền Như cho rằng vì hai chữ ký khó ký nên phải đổi hồ sơ. Còn chữ ký của lãnh đạo Công ty Hưng Yên dễ ký giả.
Như cũng nói rằng, nếu không hoàn thiện những hồ sơ đi kèm với Công ty Hưng Yên, không thể mở tài khoản tại Chi nhánh của Vietinbank.
Theo lời khai của Huyền Như, việc thực hiện chuyển tiền theo thỏa thuận từ trước, tức là Như lấy tiền túi ra để trả tiền chênh lệch, sau đó, nguồn tiền của công ty này mới được chuyển về tài khoản.
16h20: Đối chất lời khai của Như tại tòa, bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh (SN 1980, quê Kiên Giang) - Cựu giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP HCM nói: Lời khai của Huyền Như tại tòa là đúng sự thật.
16h10: Làm rõ hành vi chiếm đoạt tiền tại Công ty Hưng Yên, đại diện công ty này cho hay, công ty mở tài khoản tại tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank Chi nhánh TP HCM.
Đối với quy trình mở tài khoản, công ty Hưng Yên cho biết chuyển số tiền 537 tỷ từ tài khoản từ Công ty Hưng Yên mở tại Ngân hàng Hàng Hải chuyển đến Vietinbank – Chi nhánh TP HCM.
Cũng tại hành vi chiếm đoạt này, Huyền Như tiếp tục được lấy lời khai. Theo lời khai của Huyền Như thì Như đã thực hiện rất nhiều lệnh giao dịch đối với tài khoản này. Như thực hiện lấy tiền từ đơn vị này chuyển sang đơn vị khác.
15h35: HĐXX thẩm vấn đại diện của Vietinbank về trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng đối với tài khoản thanh toán.
15h30: Tiếp tục trả lời HĐXX, Huyền Như cho biết: Sau khi mở tài khoản của Công ty Hưng Yên, bị cáo làm hợp đồng giả rồi chuyển cho chị Nguyễn Thị Nga.
Huyền Như đã làm lệnh chi giả, làm giả con dấu, ký giả chữ ký của Công ty Hưng Yên. Lệnh chi này đúng quy trình, nhân viên cứ thế thực hiện.
Khi HĐXX đặt câu hỏi: Việc thực hiện lệnh chi phải có mặt khách hàng? Huyền Như khai rằng: Do làm hồ sơ ban đầu, Huyền Như lấy cớ là lúc mở tài khoản do khách hàng ở xa nên không thể đến.
Huyền Như cũng cho biết: Trường hợp của Công ty Hưng Yên thì bị cáo rút hết số tiền trên. Toàn bộ số tiền, Huyền Như chuyển tiền cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trước đó.
HĐXX: Khi thực hiện hành động gian dối như thế này, bị cáo suy nghĩ gì không?
Huyền Như: Bị cáo rất ăn năn, bị cáo không lường trước được sự việc.
HĐXX: Sao lại không lường trước sự việc, sự việc của bị cáo đã gây ra bao nhiêu cơ sự. Bao nhiêu đồng nghiệp của bị cáo đang phải chờ chấp hành án.
15h10: Tại tòa, Huyền Như khai, qua anh Giang Quang Chính, và sau đó là chị Nguyễn Thị Nga – nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Huyền Như biết, các công ty “sân sau” của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải có nguồn vốn muốn gửi để kiếm tiền lời nhiều và cần gặp trực tiếp để đàm phán.
Huyền Như khai: Mọi việc giao dịch đều thông qua chị Nga chứ hoàn toàn không gặp ba công ty: Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên.
Huyền Như cho hay, bị cáo đã làm giả hồ sơ, con dấu. Việc thay đổi hồ sơ là để dễ chuyển tiền. Việc huy động vốn là vì mục đích khác. Nên bị cáo đã đặt lãi suất cao hơn để “mê hoặc” khách hàng.
Huyền Như cũng nói rằng, việc làm giả chữ ký, con dấu đều một mình Như làm, không có ai giúp sức.
14h55: HĐXX truy xét cụ thể hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như đối với Công ty Hưng Yên. Theo HĐXX, Huyền Như đã chiếm đoạt của Công ty này 200 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng – đại diện công ty Hưng Yên thì đơn vị này kháng cáo yêu cầu xem xét lại vấn đề tố tụng và hủy án sơ thẩm.
14h45: Đại diện VKS đặt câu hỏi với Huyền Như về trách nhiệm phân cấp nhiệm vụ với tư cách là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Huyền Như cho hay: Nhiệm vụ của bị cáo là quản lý anh em trong phòng, quản lý tín dụng theo phân công lao động của phòng.
Đại diện VKS: Với định mức phê duyệt lệnh chi 50 tỷ đồng thì bị cáo có phải là người quản lý tài sản?.
Huyền Như: Bị cáo không quản lý tài sản mà bị cáo chỉ làm nhiệm vụ phát sinh.
Huyền Như cũng nói rằng: “Bị cáo đã có trách nhiệm gì thì bị cáo sẽ bồi thường lại cho khách hàng theo quyết định của bản án sơ thẩm”.
Sau khi VKS thẩm vấn, HĐXX yêu cầu Huyền Như nêu ý kiến về kháng cáo tại tòa. Huyền Như nêu: Bị cáo không kháng cáo mà chỉ xem xét hoàn cảnh của bị cáo. Xin xem xét tài sản của mẹ bị cáo (căn biệt thự). “Mẹ bị cáo đã già, con gái của bị cáo mới sinh còn nhỏ, chị gái thì cũng là bị cáo trong vụ án này…”
14h35: Cũng câu hỏi tương tự, VKS đặt vấn đề với các ngân hàng: ACB, Vietinbank và Navibank.
14h20: Mở đầu phần thẩm vấn chiều nay, đại diện VKS đặt câu hỏi với đại diện NHNN về trách nhiệm quản lý tài khoản Câu hỏi này, đại diện NHNN xin trả lời sau.
Đại diện VKS tiếp tục đặt hàng loạt câu hỏi về quyền thu phí tài khoản của khách hàng việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách thời điểm năm 2011 – thời điểm xảy ra vụ án Huyền Như…
Trả lời thẩm vấn của VSK, đại diện NHNN cho hay: Theo quy định tại văn bản 1284 của NHNN, được chủ động trích tài khoản của khách hàng trong một số trường hợp phát sinh.
Đối với thời điểm xảy ra vụ án Huyền Như, đại diện NHNN cho rằng việc mở tài khoản được theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và văn bản 1284 của NHNN. Cũng theo đại diện NHNN thì việc mở tài khoản cũng là hình thức huy động vốn của ngân hàng.
Đối với câu hỏi về nguồn vốn huy động của Ngân hàng có được coi là tài sản của ngân hàng không? Thì đại diện NHNN cho hay, việc này phải căn cứ vào quy định của pháp luật trong từng trường hợp.
Ngoài ra, một số câu hỏi của đại diện VKS, đại diện NHNN tiếp tục xin trả lời sau hoặc sẽ trả lời bằng văn bản.
14h00: Tòa bắt đầu phiên làm việc buổi chiều.
11h35: Tòa tạm nghỉ phiên xét xử buổi sáng. 13h30, Tòa tiếp tục làm việc
11h30: Đặt câu hỏi về vấn đề chức năng của ngân hàng, với đại diện NHNN, HĐXX nhận được trả lời của câu trả lời của đơn vị này rằng hoạt động của Ngân hàng gồm: Huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản.
11h28: Trả lời thẩm phán tham gia thẩm vấn về việc chuyển tiền của khách hàng vào tài khoản thanh toán, Huyền Như cho hay, do có ý định chiếm đoạt từ trước. Việc chuyển tiền từ tài khoản thanh toán dễ dàng hơn trong việc thực hiện các lệnh chi.
11h10: Trả lời thẩm vấn HĐXX về trách nhiệm chủ tài khoản và của ngân hàng, đại diện NHNN cho rằng, chủ tài khoản tự ý thức việc thanh toán qua tài khoản và phải chịu trách nhiệm.
Còn ngân hàng phải có trách nhiệm khi đó là lỗi do ngân hàng gây ra. Việc xác định lỗi này tùy vào từng trường hợp cụ thể.
“Câu trả lời của anh, HĐXX chưa thông lắm, việc thẩm vấn còn kéo dài nên đại diện NHNN cần chuẩn bị để làm rõ cho HĐXX”, chủ tọa nói.
10h30: HĐXX thẩm vấn Huyền Như về hoạch toán tiền trong sổ sách của ngân hàng.
Theo Huyền Như, quyền quản lý và sử dụng tiền vẫn là quyền của khách hàng, còn NH chỉ làm nhiệm vụ trung gian. Vấn đề đưa tiền vào hoạch toán sổ sách, Huyền Như ngập ngừng nói: “Đã lâu rồi nên bị cáo không nhớ rõ”.
Làm rõ vấn đề này, HĐXX mời đại diện NHNN. Tuy nhiên đại diện NHNN “xin khất” để chiều sẽ làm rõ vấn đề này với HĐXX.
Được mời trả lời về lệnh thanh toán điện tử liên ngân hàng, đại diện Vietinbank cho hay: Lệnh chuyển tiền liên ngân hàng do các ngân hàng phát hành thông qua hệ thống của Ngân hàng nhà nước. “Nếu công ty A rút tiền của ngân hàng A chuyển tiền sang Vietinbank thì phát sinh lệnh này”, chủ tọa nêu ví dụ để làm rõ vấn đề.
Đối với việc đưa số tiền này vào hoạch toán phải phát sinh sau giao dịch. Bắt đầu tiền chuyển về tài khoản thì ngân hàng nhận phải phát sinh ngay nghĩa vụ dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Đối với việc hoạch toán không có chữ ký, đại diện Vietinbank cho hay nó hoàn toàn có hiệu lực theo quy định.
Trả lời HĐXX về lệnh chuyển tiền từ tài khoản chủ tài khoản sang nơi khác, đại diện Vietinbank nói tiếp: Sau khi NH mở tài khoản thì chữ ký, con dấu được lưu vào hệ thống máy tính. Giao dịch viên nhận hồ sơ và đối chiếu trên máy với những chứ ký, con dấu lưu trong hệ thống. Ngoài đối chiếu mã nhận dạng, thì hệ thống chỉ từ chối khi số tiền trong tài khoản không còn đủ so với lệnh chi.
10h20: HĐXX tiếp tục làm việc và tiếp tục thẩm vấn Huyền Như
10h00: Tòa tạm nghỉ 10 phút
9h57: HĐXX làm rõ việc sử dụng hai loại tài khoản này.
Huỳnh Như cho biết, chủ tài khoản được quyền sử dụng tài khoản của mình. Theo nguyên tắc là tiền của khách hàng thì khách hàng có quyền sử dụng. Khách hàng có quyền yêu cầu Ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản; được quyền thông báo của ngân hàng về sai sót trên tài khoản. Còn Ngân hàng thì phải thực hiện các lệnh của chủ tài khoản.
Khi Ngân hàng nhận được lệnh chi của chủ tài khoản thì giao dịch viên kiểm tra con dấu, chữ ký đăng ký theo hồ sơ tài khoản. Khi giao dịch viên chấp nhận thì kiểm soát viên ký và duyệt thì lệnh có hiệu lực.
Đối với việc lệnh chi bị sử dụng chữ ký giả, Như nói rằng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
9h53: Theo trình bày của Huyền Như, để có tài khoản tiền gửi, phải có đăng ký kinh doanh, chứ ký, con dấu pháp nhân… Còn tài khoản tiền gửi tiết kiệm, thì cá nhân chỉ cần có chứng minh nhân dân, chữ ký mẫu.
Cũng theo đại diện Vietinbank, tại ngân hàng này: Thủ tục mở hai tài khoản theo hai trình tự khác nhau. Trong quy định của Vietinbank cũng có hai mẫu giấy mở các loại tài khoản này.
Các phê duyệt thì chỉ cần có giao dịch viên và kiểm sát viên là đủ, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, khách hàng có yêu cầu thì mới trình lên lãnh đạo cao hơn.
9h45: Tạm dừng thẩm vấn đại diện 3 ngân hàng, HĐXX tiếp tục thẩm vấn Huyền Như về quy trình, thủ tục đối với 2 loại tài khoản tiền gửi và tài khoản tiết kiệm.
9h30: Tạm dừng thẩm vấn Huyền Như, chủ tọa mời đại diện các ngân hàng: ACB, Vietinbank, Navibank lên trả lời hai vấn đề về sự khác nhau giữa tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm và việc các tổ chức tín dụng có quyền ủy thác tiền gửi cho nhau hay không?
Đối với hai tài khoản này, đại diện ACB cho rằng: Giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có sự khác nhau về chủ thể, lãi suất.
Việc ủy thác tiền gửi, ACB cho rằng: Luật tổ chức tín dụng năm 2011 quy định các tổ chức tín dụng có thể gửi tiền cho nhau thông qua hệ thống liên ngân hàng.
Đối với sự khác nhau giữa hai tài khoản, đại diện Vietinbank, ông Nguyễn Tiến Hùng xác nhận như trả lời của Huyền Như và đại diện ACB là hai loại tài khoản này có sự khác nhau.
Ông Hùng cũng cho biết, tại thời điểm Huỳnh Như phạm tội, không có quy định nào cho phép hai ngân hàng thông qua trung gian để gửi tiền cho nhau.
Đại diện Navibank cũng khẳng định: Giữa các tổ chức tín dụng được phép gửi tiền qua hệ thống liên ngân hàng. Đại diện ngân hàng này cũng cho rằng: “Việc ủy thác thông qua cá nhân của ngân hàng thì pháp luật không cấm”.
Sự khác nhau giữa hai loại tài khoản này, đại diện Navibank cũng khẳng định có sự khác nhau.
Để làm rõ vấn đề, chủ tọa đề nghị đại diện Ngân hàng Nhà nước đứng lên làm trọng tài: : Đối với hai loại tài khoản tiết kiệm và tiền gửi, NHNN cho biết: theo quy định của NHNN: tài khoản tiết kiệm chỉ quy định cho cá nhân còn tài khoản tiền gửi bao gồm cả tổ chức và cá nhân.
Đối với việc ủy thác tiền gửi của các tổ chức tín dụng, đại diện NHNN đưa ra hàng loạt văn bản cụ thể về vấn đề này.
9h15: Trả lời HĐXX về vấn đề chuyên môn, Như cho biết về sự khác nhau giữa hai tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi.
Hai tài khoản này khác nhau. Tài khoản thanh toán thì khách hàng dùng tài khoản để thanh toán còn tài khoản tiết kiệm là gửi tiền để hưởng lãi suất
Như cho biết, khách hàng có tiền gửi thì có quyền mở tài khoản tiết kiệm, các tổ chức cá nhân không có quyền mở tài khoản tiết kiệm. Hai loại tài khoản này, Như cho hay có hai văn bản quy định khác nhau 1284 và 1160.
Đối với tổ chức cá nhân không được gửi tài khoản tiết kiệm, Như bảo không nhớ hết quy định, nhưng Như nói rằng: Bị cáo hiểu rằng, "Bị cáo hiểu rằng, đối với tổ chức này thì đồng tiền phải luôn lưu thông".
9h00: Tại tòa, Như khai: Làm việc tại Vietinbank chi nhánh TP HCM từ năm 2001. Trong quá trình làm việc tại đây, đến năm 2011, Như được bổ nhiệm làm phó phòng quản lý rủi ro.
Với chuyên môn chuyên ngành tiền tệ tín dụng, Như cho hay, làm việc ở vị trí này đúng ngành đào tạo. Chủ tọa tiếp lời: “Không những đúng mà còn phát huy rất tốt nữa đúng không”?
Trả lời của HĐXX, Như cho hay, trong ngành ngân hàng, không có quy định việc ngân hàng thông qua cá nhân tổ chức khác đi gửi tiền vào ngân hàng khác để hưởng lợi. Đối với việc huy động tiền của các ngân hàng, Huyền Như cũng khẳng định hoàn toàn sai trái.
8h50’: HĐXX bắt đầu bước vào phần thẩm vấn. Chủ tọa công bố: Trong hai 2 tiếp theo, HĐXX tập trung thẩm vấn về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Huỳnh Thị Huyền Như là người đầu tiên được HĐXX thẩm vấn về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Huỳnh Như công nhận, đã lừa đảo chiếm đoạt của các các nhân, tổ chức, công ty số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Huỳnh Như cũng thừa nhận bản án sơ thẩm quy kết đúng tội danh của bị cáo
8h40’: VKS kết thúc phần tóm tắt bản án sơ thẩm, các kháng cáo, kháng nghị đối với vụ án này.
Nêu quan điểm đối với kháng nghị của VKS Nhân dân TP HCM, về tăng hình phạt đối với hai bị cáo: Võ Anh Tuấn (Cựu Phó Giám đốc Vietinbank – Chi nhánh Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân), đại diện VKS Tối cao giữ quyền công tố tại tòa giữ nguyên quan điểm kháng nghị.
Tại tòa, bị cáo Lương Thị Việt Yên (SN 1973, quê Nghệ An) Cựu trưởng phòng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè xin thay đổi kháng cáo sang xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại tòa, Huỳnh Thị Huyền Như xin vẫn giữ nguyên kháng cáo về vấn đề dân sự. “Xin HĐXX xem xét hoàn cảnh của bị cáo”, Huyền Như nói.
8h30: Tại tòa, VKS cũng công bố kháng cáo, kháng nghị của các bên liên quan trong vụ án này, trong đó có kháng nghị của VKS Nhân dân TP HCM về việc tăng nặng tội danh đối với hai bị cáo: Võ Anh Tuấn (Cựu Phó Giám đốc Vietinbank – Chi nhánh Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân).
Huỳnh Thị Huyền Như kháng cáo xem xét về phần dân sự đối với Villa H2 The Nam Hai Resort (tại Hội An, Quảng Nam).
Huyền Như cho rằng, căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng này là của bà Nguyễn Thị Lang – mẹ bị cáo. Hiện căn biệt thự này đang được kê biên để phục vụ cho công tác thi hành án.
Bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh – Chị gái của Huyền Như kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Các bị cáo khác trong vụ án kháng cáo xin xem xét lại tội danh, xin giảm nhẹ hình phạt, kêu oan…
Các tổ chức, công ty liên quan đến vụ án này cũng có hàng loạt kháng cáo về bản án sơ thẩm.
8h10’: HĐXX bắt đầu làm việc. Mở đầu phiên tòa sáng, VKS tiếp tục công bố phần còn lại của bản án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.
Theo bản án mà VKS công bố: Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm phải bồi thường thiệt hại cho các công ty, tổ chức và cá nhân với số tiền gần 4.000 tỷ đồng.
Tòa sơ thẩm cũng buộc các bị cáo bị buộc tội cho vay lãi nặng trong vụ án này phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Bản án sơ thẩm cũng tiếp tục duy trì kê biên tài sản, tạm giữ và lệnh phong tỏa tài khoản đối với các tài sản để đảm bảo thi hành án.
7h55’: Các bị cáo cũng đã được đưa vào phòng xét xử.
7h45’: Thư ký phiên tòa yêu cầu những người tham gia tố tụng, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng vụ án… vào phòng xử án.
Ngày 16/12, Tòa phúc thẩm, TAND TP HCM tiếp tục đưa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ra xét xử. Đây là ngày thứ hai, Tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của các bị cáo trong vụ án này.
Trong ngày làm việc thứ nhất, Tòa đã hoàn tất thủ tục dự tòa đối với những người tham gia tố tụng. Đại diện VKS Tối cao thực hiện quyền công tố tại tòa đang công bố bản án sơ thẩm công bố hành vi sai phạm và tội danh của các bị cáo.
Ngày hôm nay, ngoài việc VKS công bố tiếp phần còn lại của bán án, phiên tòa sẽ bước sang phần thẩm vấn các bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.
-------------------------
Ngay từ sáng sớm, an ninh tại khu vực tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM được tăng cường. Việc kiểm tra thông tin của những người tham dự phiên tòa được kiểm tra chặt chẽ.
Đến 8h cùng ngày, các bị cáo đã được dẫn giải đến phòng xét xử. Huỳnh Thị Huyền Như trong màu áo xanh công nhân, tóc cắt ngắn cùng một số bị cáo khác bị tạm giam đến tòa khá muộn.
Trong khoảng thời gian từ 8h – 8h40’, thư ký phiên tòa điểm danh các bị cáo, các thành phần tham gia tố tụng.
Sau khi thư ký tòa đang công bố nội quy phiên xử, thông báo với HĐXX về thành phần tham dự phiên tòa, HĐXX bắt đầu kiểm tra căn cước của các bị cáo
Một số hình ảnh phiên tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như sáng nay:
Huỳnh Thị Huyền Như được dẫn giải tới phiên tòa xét xử
Các bị cáo được dẫn vào phiên tòa xét xử vụ án Huyền Như
Nhiều bị cáo che mặt khi ống kính của phóng viên chụp hình
Báo chí được tạo điều kiện tác nghiệp trước khi phiên tòa xét xử huyền như bắt đầu
Bà Nguyễn Thị Lang - mẹ của Huyền Như cũng có mặt trong phòng xét xử
Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, có 34 luật sư đăng ký tham gia tranh tụng.
Cũng tại phiên tòa này, bà Nguyễn Thị Lang (SN 1954) – mẹ của bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như cũng được HĐXX đưa vào thành phần tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trước đó, sau phiên tòa sơ thẩm, bà Lang làm đơn kiến nghị đòi lại căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng ở Quảng Nam. Tài sản này đang bị kê biên, phong tỏa để phục vụ cho công tác thi hành án.
Liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như, tại phần làm thủ tục, luật sư bảo vệ quyền lợi của cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đề nghị tòa phúc thẩm triệu tập các cựu lãnh đạo của ngân hàng này gồm: Trần Xuân Giá; Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn.
Ngoài ông Trần Xuân Giá đang bị bệnh hiểm nghèo, các cựu lãnh đạo khác của ACB đang được xem xét tội danh tại phiên tòa phúc thẩm “bầu” Kiên và đồng phạm tại Hà Nội. Phiên tòa xét xử “bầu” Kiên và đồng phạm dự kiến chiều nay sẽ tuyên án.
Sau phần thủ tục, phiên tòa phúc thẩm xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm nghỉ phiên làm việc buổi sáng. Chiều nay tòa sẽ tiếp tục làm việc lúc 13h30’.
Chiều 15/12, Tòa cấp phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM tiếp tục phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.
Mở đầu phiên làm việc chiều, đại diện cơ quan công tố đối đáp lại các quan điểm của các luật sư nêu lên trong phần làm thủ tục phiên tòa.
Đối với vấn đề của luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Ngân hàng ACB nêu việc triệu tập các cựu lãnh đạo của ngân hàng này như: Trần Xuân Giá; Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, VKS cho rằng: Đây là phiên tòa xét xử vụ án Huyền Như phạm tội Lừa đảo chiểm đoạt tài sản. Vụ án này hoàn toàn độc lập với vụ án Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng mà bầu Kiên và đồng phạm đang phải hầu tòa cấp phúc thẩm.
“Tại phiên tòa này, nếu thấy cần thiết, thì đề nghị HĐXX triệu tập các cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB”, đại diện VKS nêu quan điểm.
Theo đại diện cơ quan công tố, với yêu cầu của luật sư đề nghị triệu tập thêm một số người liên quan trong đó có thành viên của Ngân hàng Vietinbank, VKS khẳng định: Tại phiên tòa này, Vietinbank đã có đại diện hợp pháp nên họ phải có trách nhiệm trả lời những câu hỏi của tòa phúc thẩm.
“Không cần thiết phải triệu tập thêm thành phần của Vietinbank”, đại diện VKS nói.
Ngoài ra, một số người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, lời khai của họ tại cơ quan điều tra đã rất đầy đủ, VKS cho hay không cần thiết phải triệu tập thêm những người mà các luật sư yêu cầu.
Sau khi thảo luận về ý kiến của các luật sư và của VKS, đối với một số quan điểm mà HĐXX xác định là rất quan trọng liên quan đến việc xét xử, HĐXX kết luận: Đối với ý kiến triệu tập cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB, HĐXX xét thấy, đây là vụ án lừa đảo do Huyền Như và các bị cáo khác thực hiện. Tòa cũng đã triệu tập các nhân viên của ACB và họ cũng có mặt tại phiên tòa này. Do vậy thấy không cần thiết phải triệu tập các cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB.
Đối với yêu cầu triệu tập thêm thành viên của Ngân hàng Vietinbank, chủ tọa Quảng Đức Tuyên khẳng định, Ngân hàng Vietinbank cũng đã có đầy đủ đại diện hợp pháp tại tòa.
Gần 15h, HĐXX bắt đầu bước vào phần xét hỏi. Mở đầu phần xét hỏi, đại diện cơ quan công tố công bố bản án đối với vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
------------
HĐXX gồm thẩm phán Quảng Đức Tuyên (chủ tọa), hai thẩm phán phụ xử là Mai Thị Tố Oanh và Phan Thanh Tùng. Đại diện Viện KSND Tối cao giữ quyền công tố là ông Nguyễn Thế Thành. Trong phiên tòa phúc thẩm lần này, chỉ có gần 20 cơ quan báo đài được cấp thẻ vào tác nghiệp.
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Huyền Như có đơn kháng cáo xin được giải tỏa kê biên, trả lại cho mẹ bị cáo căn biệt thự thuộc khu Bắc Trà My (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Có 20 bị cáo trong vụ án cũng kháng cáo kêu oan, xin hưởng án treo, xem xét lại tội danh và hình phạt trước đó tòa sơ thẩm đã tuyên. Đồng thời có đến 32 kháng cáo của 9 nguyên đơn dân sự và 23 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đề nghị tòa phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng buộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) phải chịu trách nhiệm liên đới cùng các bị cáo.
Về phía công tố, Viện KSND TPHCM cũng đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng tăng hình phạt đối với 2 bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Đào Thị Tuyết Dung (Giám đốc Cty TNHH Dung Vân) về hai hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay nặng lãi”.
Trước đó, ngày 27/1, TAND TPHCM đã tuyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm. Theo đó, “siêu lừa” Huyền Như (nguyên phó phòng Quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TPHCM) nhận mức án tù chung thân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6 năm tù về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Tổng hai hình phạt là tù chung thân. Về dân sự, bị cáo Huyền Như phải bồi thường cho các nguyên đơn dân sự 4.000 tỷ đồng.
Vẫn theo bản án sơ thẩm, 22 bị cáo còn lại bị tòa tuyên phạt từ 1 năm tù đến 20 năm tù giam về các hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Cho vay nặng lãi”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Huyền Như đi vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất cao để kinh doanh. Do làm ăn thua lỗ, năm 2010, Như mất khả năng trả nợ, nên từ ngày 04/3/2010 đến ngày 21/6/2011, Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank nhưng tự đứng ra thảo luận lãi suất cho vay tiền với các tổ chức, cá nhân. Cũng trong thời gian này, Như làm giả 15 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với Cty Thái Bình Dương, ra 110 hợp đồng tiền gửi cùng nhiều hồ sơ mở tài khoản, rút tiền với 7 Cty khác. Từ đây, Như chiếm đoạt của 9 Cty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân, tổng số tiền lên đến 4.000 tỷ đồng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn