Khi thấy nước rau muống luộc chuyển màu xanh đậm, nhiều người lo ngại rau tồn dư nhiều hóa chất không dám ăn. Điều này có thực sự đúng?
|
Rau muống là loại cây mọc bò, có thể sống trên mặt nước hoặc trên cạn, thân rỗng, dày, có rễ mắt và không lông. Theo y học cổ truyền rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, rất tốt để giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa đái rắt và táo bón. Đây là loại rau quen thuộc và thường thấy trong mâm cơm của các gia đình Việt.
Trong 100g rau muống có chứa 78,2g nước; 2,7g protein; 85mg canxi; 31,5mg phốt pho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Bên cạnh đó, trong rau muống còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Đặc biệt trong giống rau muống đỏ còn chứa một chất giống như insulin, người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn thường xuyên.
Tuy nhiên một số người dù chọn rau ở cửa hàng uy tín nhưng về luộc lên nước rau muống có màu xanh đậm, hơi ngả màu khiến nhiều người lo sợ rau còn tồn dư thuốc sâu, phân bón và các hóa chất.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc nước luộc rau muống có màu gì phụ thuộc vào môi trường nước sử dụng để luộc rau. Nước màu xanh đậm, hơi ngả màu là chuyện bình thường, không có gì đáng ngại.
PGS.TS Thịnh cho biết, khi luộc rau muống, nếu nước có màu xanh là do có nhiều chất kiềm và hàm lượng vôi, canxi cao. “Đôi khi trong nước có dư lượng canxi, magie, cộng với tính kiềm nên nước sẽ bị chuyển sang màu xanh như vậy. Nước luộc rau như thế là bình thường, không bị ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như sức khỏe.
Ngoài ra, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu cả. Bởi nếu nước luộc còn tồn dư thuốc sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, ngửi là biết ngay. Bên cạnh đó, nếu có phun thuốc để trị sâu, chẳng ai dùng liều lượng nhiều tới vậy để làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người”, PGS Thịnh nói.
Theo PGS.TS Thịnh, khi luộc rau muốn rau có màu xanh đẹp mắt thì bạn nên cho 1 thìa nhỏ muối ăn vào nồi nước luộc. Nhiều gia đình còn có thói quen cho thêm sấu, nước chanh, quất vào nước luộc. Điều này khiến nước luộc chuyển từ xanh sang nhạt màu do axit tác động làm mất diệp lục, không có gì lạ.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên mọi người khi chọn rau muống có độ tươi, xanh tự nhiên, tránh chọn những bó rau muống có màu xanh đen, xanh đậm. Bởi rất có khả năng, rau muống trên đã bị nhiễm chì.
“Rau muống nhiễm chì khi luộc sẽ có màu hơi đục, dù cho thêm chanh và sấu nhưng nước vẫn không thay đổi màu sắc. Người dân nên tránh sử dụng”, ông Thịnh khuyến cáo.
Ăn rau muống thế nào cho đúng?
Các chuyên gia cho biết để đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình thì khi ăn rau muống bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước.
Bên cạnh đó, vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Vậy nên bạn cần tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn bởi có thể mắc các bệnh đường ruột như dị ứng, khó tiêu, đầy bụng, sán lá gan,…
Khi ăn, bạn nên chọn những cây rau muống cọng nhỏ vì ăn sẽ giòn, ngon và an toàn hơn rau muống có cọng quá to.
Những ai không nên ăn rau muống?
Rau muống có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A,… đều là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho người thiếu máu, thiếu đạm, người ốm dậy, kém ăn. Các chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn rau muống có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn nhọt,…
Mặc dù có nhiều công dụng tốt nhưng không phải ai cũng ăn được rau muống:
Người bị viêm khớp
Nhóm người này ăn rau muống sẽ khiến chỗ đau càng thêm khó chịu, nhức nhối.
Người bị gout
Vì rau muống có hàm lượng đạm rất cao nên không tốt cho người bị bệnh gout.
Người bị sỏi thận
Trong rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi.
Người đang uống thuốc Đông y
Nhóm người này ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Nếu thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn rất phổ biến có tên là Fasciolopsis buski. Loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Nguy hiểm hơn, những ký sinh trùng này khi vào cơ thể sẽ neo mình vào thành ruột, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Vì vậy, người có bụng dạ yếu tốt nhất không nên ăn rau muống.
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/nuoc-rau-muong-luoc-mau-xanh-dam-con-an-duoc-khong-chuyen-gia..
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng