Mắc ung thư hắc tố di căn sang gan, phổi, xương…nhưng sau khi áp dụng liệu pháp điều trị miễn dịch, khối u ở da bệnh nhân này biến mất, không còn tổn thương xương.
|
Cơ hội kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư di căn
Theo ghi nhận trong năm 2018, tại Việt Nam có khoảng 164.671 ca mắc ung thư mới và có khoảng 114.871 ca tử vong do ung thư. Chính vì vậy, khi liệu pháp điều trị ung thư mới được trao giải Nobel Y học, rất nhiều người mắc ung thư kỳ vọng vào liệu pháp điều trị này.
Được biết, phương pháp vừa được trao giải Nobel Y học chính là sử dụng thuốc điều trị miễn dịch cho những người mắc bệnh ung thư. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng đã được áp dụng tại một số bệnh viện.
TS.BS Đào Văn Tú, Phụ trách Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Viện ung thư quốc gia (Bệnh viện K) cho biết, tại Bệnh viện K Trung ương, bước đầu đã dùng thuốc miễn dịch cho khoảng 20 bệnh nhân ung thư như phổi, hắc tố và một số ung thư khác. Kết quả bước đầu khá khả quan giúp cho bệnh nhân giảm đau, kéo dài thời gian sống.
BS Tú chia sẻ, đã có những bệnh nhân di căn đáp ứng rất tốt với liệu pháp điều trị miễn dịch.
Điển hình như trường hợp một nữ bệnh nhân mắc ung thư hắc tố di căn toàn bộ các cơ quan chủ chốt trong cơ thể (gan, phổi, xương), phần mềm dưới da. Với trường hợp bệnh nhân này nếu như trước đây điều trị chỉ là chăm sóc giảm nhẹ tại chỗ thì hiện tại, bệnh nhân đã được dùng thuốc miễn dịch để điều trị, khối u ở da biến mất, không còn tổn thương xương. Bệnh nhân đi lại bình thường và kéo dài thêm được sự sống.
Một trường hợp khác, bệnh nhân bị ung thư thực quản tái phát không thể phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nên đã được chỉ định dùng thuốc trúng đích. Tuy nhiên, thuốc điều trị đích không phát huy tác dụng với bệnh nhân nên đã được chuyển qua dùng thuốc miễn dịch, đáp ứng thuốc của bệnh nhân khá tốt.
Hay như một nam bệnh nhân 60 tuổi, được chẩn đoán ung thư phổi. Khi bệnh nhân tới viện khám, tiên lượng rất xấu chỉ sống thêm được 4-5 tháng do đã di căn nhiều bộ phận. Để cứu bệnh nhân bác sĩ bệnh viện K đã quyết định dùng thuốc miễn dịch kết hợp với xạ trị và hóa trị giải quyết chèn ép của khối u. Kết quả bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt, sức khỏe cải thiện và đã sống thêm được hai năm từ khi biết mắc bệnh.
Phương pháp điều trị miễn dịch không phải áp dụng cho tất cả các bệnh ung thư.
Cảnh giác với loại thuốc tăng miễn dịch bán trên mạng
Dù đã có kết quả khả quan trong điều trị ung thư khi áp ụng phương pháp miễn dịch, tuy nhiên BS Tú cho rằng, không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng phương pháp điều trị này. BS Tú cũng cho biết thêm phương pháp miễn dịch không chữa khỏi được ung thư giai đoạn di căn mà chỉ tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Qua đó, giúp cho bệnh nhân kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều trị ung thư phải phối hợp đa mô thức và toàn diện, không một phương thức đơn lẻ nào có thể mang lại thành công.
Được biết, chi phí điều trị cho một chu kỳ từ 60 - 120 triệu đồng tùy thuộc vào tình trạng bệnh, liều dùng, độ tuổi, cân nặng của bệnh nhân. Khi áp dụng phương pháp này bệnh nhân sẽ phải truyền 3 tuần/lần, mỗi lần 1 lọ và truyền liên tục. Hiện bảo hiểm chưa thanh toán cho những loại thuốc này.
Bác sĩ Tú cũng khuyến cáo, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện những loại thuốc, cỏ, cây, hoa lá được rao bán với giá rất cao giúp tăng cường miễn dịch “đẩy lùi” ung thư. Bệnh nhân không nên tùy tiện dùng cách loại thuốc này để tránh tiền mất tật mang.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này