Bên cạnh những tiến bộ do công nghệ mang lại, việc quá ỷ lại vào công nghệ đang khiến con người tốn thời gian hơn, bất an hơn, ích kỉ hơn và tất nhiên là lười hơn.
![]() |
|
Những tác động tiêu cực của công nghệ đến con người
Công nghệ ảnh hưởng tới giấc ngủ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh sáng giàu sắc tố màu xanh được phát ra từ smartphone, tablet hay latop có thể ngăn chặn cơ thể tiết ra melatonin vào ban đêm. Melatonin là một loại hormone quan trọng giúp vận hành đồng hồ sinh học trong cơ thể. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, nó giúp nhắc nhở cơ thể rằng "bây giờ đã là ban đêm" hay "đã đến giờ đi ngủ". Và ánh sáng xanh làm gián đoạn quá trình đó khiến bạn không thể có được một thời gian biểu phù hợp.
Trên hết, việc mất ngủ sẽ ảnh hưởng xấu tới não bộ. Nếu bạn không được ngủ đủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm, bạn có thể sẽ có một ngày làm việc tồi tệ với tâm trạng không tốt, kém tập trung tại công ty cùng các vấn đề về trí nhớ khác. Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến bạn tiêu giảm một số mô não trong thực tế.
Những tác động tiêu cực của công nghệ đến con người (Ảnh minh họa)
Công nghệ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ
Xu hướng của công nghệ ngày nay là tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của bạn, khiến việc hình thành những vùng ký ức mới trở nên khó khăn hơn. Như Nicholas Carr giải thích trong cuốn sách The Shallows, bộ não chúng ta tồn tại hai dạng bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn. Mọi thông tin cần được chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn để có thể được ghi nhớ lâu dài. Bất kỳ hoạt động nào phá hoại quá trình ghi nhớ ngắn hạn- ví dụ như nói chuyện, dừng kiểm tra email hay gửi tin nhắn, trong khi đang đọc một bài viết – đều có thể loại bỏ những thông tin cần thiết khỏi bộ nhớ của bạn trước khi quá trình chuyển giao được thực hiện.
Ngoài ra, bộ nhớ ngắn hạn cũng có giới hạn về lượng thông tin có thể thu thập được cùng lúc. "Việc có quá nhiều thông tin cùng lúc, giả dụ như khi đọc báo điện tử, tham gia mạng xã hội,… giống như việc "liên tục đổ nước vào một chiếc cốc đầy. Bởi vậy, những tin tức cũ sẽ bị biến mất (tràn ra ngoài) khi thông tin mới được rót vào", theo Tony Schwartz, chuyên gia về năng suất công việc.
Công nghệ làm chúng ta bất an, đua tranh hoặc thậm chí...ích kỉ hơn
Lần cuối cùng bạn nhìn vào muốn đồ công nghệ yêu thích của mình và thốt lên “Chà! Quá tuyệt!” là bao giờ?
Dù một thiết bị có tân tiến đến đâu đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có thể làm trải nghiệm của chúng ta hoàn hảo 100%. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ cảm giác khi một trang web không thể load hay bạn không thể gọi một cuộc điện thoại quan trọng vì nghẽn mạng chứ, lúc đó bạn có nổi khùng lên và gọi chiếc smartphone của mình là thứ đồ bỏ đi không?
Bên cạnh đó, việc sở hữu một món đồ công nghệ đắt tiền và thời thượng giờ đây cũng trở thành biểu tượng của địa vị xã hội hay nói khác đi, một dấu hiệu của sự hơn kém. Chúng ta còn quá khắt khe với những món đồ công nghệ đến mức chỉ chăm chăm “ném đá” những gì nó chưa làm được, trong khi quên khuấy đi những tiện ích chúng đang mang lại cho chúng ta. Công nghệ phát triển theo nhiều hướng khác nhau cũng tự chia tách nhiều lớp người sử dụng khác nhau và họ luôn tranh cãi về sản phẩm mình dùng là hoàn hảo nhất.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
Tăng cường tối đa bảo mật cho Facebook, người dùng cần thay đổi cài đặt này: Chỉ với vài thao tác đơn giản
-
Đừng sạc điện thoại theo cách này! Hậu quả có thể khiến bạn hối hận cả đời
-
Cách bảo vệ tin nhắn khỏi 'kẻ tò mò': Thiết lập khóa ứng dụng ngay trên Zalo và Messenger
-
Thấy có những dấu hiệu này, 90% tài khoản Zalo đang bị hack, cảnh giác ngay trước khi quá muộn




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?