Những nữ thần trong quan niệm của cổ nhân xưa luôn có sự giao hòa giữa Phật pháp và tín ngưỡng bản địa.
Lễ hội chùa Dâu (Bắc Ninh) |
Nguồn gốc Tứ Pháp
Từ ngàn năm xưa, trong quá trình chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước, cổ nhân người Việt đã dần hình thành một số tín ngưỡng dân gian. Thời ấy, khi mà các kỹ thuật trồng trọt còn thô sơ, đời sống nông nghiệp vẫn phải lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Việc được mùa hay mất mùa, đói hay no, con người vẫn đổ tại “ông trời”làm ra thế. Xuất phát từ quan niệm tôn thờ các thế lực siêu linh như thế, những hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, hạn hán… trở thành những vị thần cần được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai. Cùng với đó, trên cơ sở một chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò người mẹ (Mẫu) với quyền năng sinh sản cũng như trực tiếp sản xuất của cải vật chất, các vị thần được hóa thân thành các nữ thần. Trong tín ngưỡng dân gian, những Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp đã trở thành những hình tượng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt.
Chùa Dâu - Nơi Phật Mẫu Man Nương từng trụ trì
Tuy nhiên, ở buổi ban đầu, hình tượng các nữ thần còn rất sơ khai. Họ là những phụ nữ có quyền năng vô hạn để cứu độ con người, xung quanh vẫn bao phủ một màn mờ ảo. Người ta thờ cúng các nữ thần giống như giải tỏa niềm tin về mặt tâm linh, chứ cũng không thực sự rõ hình dung về họ ra sao, từ đâu đến, vì sao họ lại được ban những phép thuật siêu linh… Cần nhớ rằng, thời điểm đó, có nhiều vị nhân thần như Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử đạo tổ đã được thờ phụng, còn các nữ thần vẫn chưa có được những nguồn gốc rõ ràng.
Phải đến những năm đầu Công nguyên, khi Phật giáo du nhập vào nước ta, cổ nhân mới tìm ra phương cách để giản dị và chân thực hóa các vị nữ thần. Điều này đến rất tự nhiên, không hề gượng ép. Bởi những tư tưởng từ bi, hỉ xả, tu tập để để cứu vớt chúng sinh…. trong giáo lí nhà Phật rất gần gũi với với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đạo lí truyền thống của người Việt. Hơn thế nữa, hình tượng Phật cũng có những người mang giới nữ như một số vị Bồ tát, thỏa mãn quan niệm tôn thờ người mẹ tinh thần. Trên điều kiện đó,
Phật giáo cũng có sự dung hợp kì diệu với các vị thần bản địa, tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt.Cổ nhận người Việt không chỉ thu nhân trọn vẹn tinh thần giáo lý nhà Phật, mà còn sáng tạo thêm những hình tượng mới, vừa mang tính Phật, vừa mang tính thần. Các vị nữ thần hóa thân thành những vị Phật bà có tính định hình, định hướng rõ ràng, cao sang quyền phép nhưng cũng rất mực gần gũi với đời sống người dân.
Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Vũ, Pháp Điện, theo thứ tự là các vị nữ thần: Mây, Mưa, Sấm, Sét. Người sinh ra bốn vị thần được tôn là Phật Mẫu Man Nương. Năm người phụ nữ đặc trưng cho hệ thống thờ Tứ pháp chính là những biểu tượng đầu tiên của sự giao hòa giữa đạo Phật thế giới và Phật giáo dân gian.
Tượng Tứ Pháp
Truyền thuyết về Phật Mẫu Nan Vương và những người con Tứ Pháp được lưu truyền chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ thể hiện rõ nét điều này.Truyện kể rằng ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, có cô gái trẻ mới 12 tuổi tên là Man Nương đến một ngôi chùa trong vùng xin học đạo. Một hôm, nhà sư vô tình bước qua người Man Nương lúc nàng nằm ngủ, sau đó nàng thụ thai một cách thần kỳ. Mười bốn tháng sau, nàng Man Nương hạ sinh một cô bé gái, đứa bé được sư Khâu Đà La dùng thần chú gửi vào cây Dung thụ (cây đa cổ thụ). Sau đó, trước khi ra đi, nhà sư trao cho Man Nương một cây gậy thần có thể làm mưa. Từ đó, mỗi khi trời làm hạn hán, nàng Man Nương lại dùng gậy thần để cứu dân làng.
Nhiều năm trôi qua, Man Nương giờ đã thành bà lão 80 tuổi, là sư trụ trì chính tại ngôi chùa cũ. Năm đó, bất ngờ trời làm mưa lũ, gió giật khiến cây Dung thụ bật gốc, trôi về trước bến sông ngay trước cửa chùa thì dừng lại. Vị quan cai trị trong vùng nằm mộng phải tạc tượng Phật từ thân cây nhưng dùng hàng trăm quân sĩ mà không lay chuyển được cây. Đến khi bà Man Nương xuất hiện, chỉ dùng chiếc dải yếm cũng kéo được cây lên bờ. Thân cây Dung thụ được tạc thành bốn pho tượng nữ thần, đặt tên là Pháp Vân (thần Mây), Pháp Vũ (thần Mưa). Pháp Lôi (thần Sấm), Pháp Điện (thần Sét) mang vào chùa thờ tự. Trong thân cây, đứa trẻ sơ sinh ngày trước đã biến thành hòn đá quanh năm phát sáng, mọi loại búa, rìu động vào đều bẻ gẫy, nên được thờ là Thạch Quang Phật. Vài nam sau, bà Man Nương cũng hóa, được dân gian xưng tụng là Phật Mẫu Man Nương. Từ khi Phật Mẫu và Tứ Pháp được thờ phụng, các vị thần linh thường hiển linh phù hộ cho người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Tượng bà Man Nương
“Giải mã” truyền thuyết
Truyền thuyết trên cho thấy bản chất của hệ thống thờ Tứ pháp của cổ nhân. Đó là sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên (mây, mưa, sấm, sét) và thờ Mẫu (Man Nương). Cần phải phân biệt chữ “pháp” trong Tứ Pháp. “Pháp” ở đây không phải để chỉ “pháp thuật” ngĩa là các bốn vị thần nắm giữ các phép thuật. Chữ “pháp”được dân gian hiểu theo nghĩa là Phật pháp. Một cách chính xác, Tứ Pháp là chỉ bốn vị thần hoạt động theo sự điều khiển của Phật, mà đại diện là Phật Mẫu Man Nương. Chính vì thế mới nói Tứ Pháp vừa là Phật vừa là thần là như vậy.
Tiếp đó, nếu tìm hiểu sâu về ẩn ý của cổ nhân được khéo léo cài vào trong truyền thuyết, cũng có thể thấy được ý nghĩa của sự giao hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa. Câu chuyện bắt đầu và kết thúc với vị trí trung tâm là nàng Man Nương đặc trưng cho chế độ mẫu hệ, coi trọng vai trò người phụ nữ. Việc nàng Man Nương sinh con gái đầu lòng, việc tạc cây Dung thụ thành bốn pho tượng nữ cũng không nằm ngoài hệ tư tưởng này.
Khi sư La Đà vô tình bước qua, nàng Man Nương cảm ứng mà có thai. Chi tiết này mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, chứng tỏ thiếu nữ trẻ tuổi đã được Phật giáo cảm hóa. Thứ hai, cũng giống khá nhiều truyền thuyết khác, khi người phụ nữ có thai theo cách thần bí thì đứa con sinh ra sẽ là thần nhân. Mô típ cũng giống như cách người mẹ hạ sinh ra đức Thánh Gióng, ướm chân vào một bàn chân lớn rồi về nhà mang thai vậy…. (Còn nữa)
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%