Để cầu bình an và mưa thuận gió hòa, người dân ở một số nơi trên thế giới thực hiện những nghi lễ tàn bạo với dê, bất chấp sự phản đối của dư luận.
Những lễ hội giết dê rùng rợn trên thế giới |
Một con dê vừa bị chặt đầu trong lễ tế nữ thần Gadhimai. Ảnh: Asianoffbeat
Hội tế nữ thần sức mạnh Gadhimai ở Nepal
Lễ hội Gadhimai diễn ra 5 năm một lần tại Nepal, đất nước mà 80% dân số theo đạo Hindu. Đây là lễ hội giết động vật quy mô lớn nhất thế giới. Theo CNN, mỗi năm hàng triệu người tham gia lễ tế ở khắp cả nước, nhưng người dân thực hiện nghi thức giết động vật để dâng lên thần linh chỉ trong hai ngày.
Những người đẩm nhận nhiệm vụ chặt đầu bò, dê trong lễ tế thần Gadhimai đều phải xin phép Ủy ban quản lý và phát triển lễ hội Gadhimai. Họ giết những con bò đực vào ngày thứ 6, và giết dê vào ngày thứ 7. Chính quyền ước tính tối đa 10.000 con bò và 150.000 con dê chết vì nghi lễ tế thần trong năm 2014.
Tuy nhiên, những số liệu này thấp hơn nhiều so với lần tổ chức trước đó vào năm 2009 (hơn 20.000 con bò và 200.000 con dê mất mạng) nhờ vào sự phản đối dữ dội của các nhóm bảo vệ quyền động vật.
Họ lên án gay gắt bản chất "tàn bạo" của lễ hội. Không phải mọi con vật đều bị chặt đầu, bởi nhiều người sẽ đâm ngẫu nhiên vào các con vật cúng tế. "Chúng trải qua cảm giác đau đớn gần một tiếng rồi mới chết", một nhà hoạt động bảo vệ động vật nói.
Người dân dẫn dê đến địa điểm cầu nguyện trước khi giết con vật trong lễ tế nữ thần Gadhimai năm 2014. Ảnh: AFP
Người dân dẫn dê đến địa điểm cầu nguyện trước khi giết con vật năm 2014. Ảnh: AFP Ngoài ra, trước khi đến "pháp trường", các con vật phải đi một hành trình dài 2 - 3 ngày để đến địa điểm tổ chức lễ hội. "Chủ nuôi không hề cho chúng ăn trong những ngày đi đường. Do vậy, khoảng một nửa số động vật chết khi tới nơi", một đại diện Mạng lưới bảo vệ động vật Nepal cho biết. Giới chức Nepal không thể ngăn chặn hành động giết hại động vật quy mô lớn này. "Chúng tôi không thể chống lại vì đây là vấn đề liên quan đến văn hóa", một quan chức địa phương cho biết.
Ấn Độ cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu động vật "một cách không cần thiết" sang Nepal, nhưng điều này không ngăn cản những tay buôn lậu động vật tiếp tục cung ứng cho người dân có nhu cầu.
Giết dê trong lễ hiến sinh của người Hồi giáo
Lễ hiến sinh Eid-ul-Azha, hoặc Bakrid, là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của những người theo đạo Hồi. Sau khi cầu nguyện, các gia đình gặp gỡ người thân, vui chơi ngoài trời và thưởng thức những món ăn truyền thống. Theo phong tục, người dân sẽ giết động vật, chủ yếu là dê (một số người giết bò và lạc đà) để cúng và lấy thịt. Họ chia đều phần thịt cho các thành viên trong gia đình. Lễ hội nhằm tưởng nhớ và tôn vinh hành động sẵn sang hy sinh con trai của nhà tiên tri Ibrahim để chứng tỏ lý tưởng với tôn giáo.
Người dân mua dê để chuẩn bị giết thịt trong ngày lễ hiến sinh Eid-ul-Azha. Ảnh: Boston
Trang News Indian Express cho biết, người dân ở thành phố Raurkela (bang Orissa, Ấn Độ) đã giết hơn 3.000 con dê để cúng tế vào ngày đầu tiên của lễ hiến sinh diễn ra đầu tháng 10/2014. Raurjela là một trong những địa phương có đông người theo đạo Hồi sinh sống ở Ấn Độ. Mỗi gia đình Hồi giáo thường nuôi dê để chuẩn bị cho nghi thức tế lễ. Tuy nhiên, người dân cũng có thể ra chợ mua con vật này. Giá bán dê trong ngày cận lễ rất đắt, khoảng 7.000 Rs (hơn 2,4 triệu đồng) đến 70.000 Rs. Giá bán cao chủ yếu dựa vào vẻ bề ngoài của con dê.
Chính quyền các nước theo đạo Hồi không ngăn cản việc giết động vật vì đây là hoạt động tín ngưỡng. Theo trang IBTimes, cơ quan tôn giáo Saudi Arabia còn ban hành bộ chỉ dẫn giúp người dân chọn dê phù hợp để cúng tế, như con dê phải trên một tuổi, cơ thể còn nguyên vẹn, không bị bệnh hoặc các khuyết tật khác...
Tục ném dê từ trên đỉnh nhà thờ ở Tây Ban Nha
Lễ hội "ném dê" ở làng Manganeses de la Polvorosa, bắc Tây Ban Nha, diễn ra vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 1 hàng năm. Người dân trong làng kể rằng, vị thánh bảo trợ cho làng từng nuôi một con dê để phân phát sữa cho những người nghèo. Một ngày chủ nhật, con dê trèo lên đỉnh chuông của nhà thờ và rơi xuống đất nhưng nó thoát chết kỳ diệu. Do vậy, dân làng tổ chức lễ "ném dê" mỗi năm để ghi nhớ sự kiện kỳ lạ này.
Tục ném dê từ trên tháp cao của một ngôi làng ở Tây Ban Nha. Ảnh: weirdbeliever
Theo BBC, các nhóm bảo vệ động vật lên án gay gắt việc ném dê vì hành vi này thể hiện rõ sự ngược đãi đối với con vật. Chúng không thể sống sót sau khi bị ném từ trên cao. Chính quyền địa phương lần này đứng về phía các nhóm hoạt động do việc ném dê không xuất phát từ tín ngưỡng chung. ư
Ban đầu, người trong làng cố gắng bảo vệ tập tục. Họ biện hộ rằng con dê không chết mà chỉ "run rẩy". Thị trưởng của làng còn ví rằng lễ hội mà không ném dê thì cũng như ngày Giáng sinh không có cây thông Noel. Tuy nhiên, đến năm 2001, trang El Pais (Tây Ban Nha) cho biết người làng đã bỏ hẳn việc ném dê sống nhờ vào những biện pháp xử phạt hành chính mạnh tay của chính quyền. Thay vào đó, họ sử dụng một hình nộm giống con dê để duy trì phong tục đến ngày nay.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn