Lễ hội là dịp để người dân địa phương và du khách vui chơi. Tuy nhiên, một số sự kiện lại khiến người tham dự phải đối mặt với cảnh chen lấn hay tranh giành.
|
Lễ hội Hadaka, Nhật Bản: Vào ngày thứ bảy thứ 3 tháng 1 hàng năm, hơn 9.000 nam giới đổ về đền Saidai-ji (thành phố Saidaiji-naka, Okayama) để tham dự một trong những lễ hội độc đáo nhất Nhật Bản - Hadaka. Lễ hội này hình thành từ hơn 500 năm trước, khi những tín đồ đạo Shinto cạnh tranh để nhận được các bùa giấy từ thầy tu. Các lá bùa này được cho là sẽ đem lại một năm may mắn cho người giành được. Ảnh:Tdubphoto.
Trước hết, người tham dự phải thanh tẩy cơ thể bằng nước lạnh. Sau đó, vào lúc nửa đêm, đèn trong đền tắt và các thầy tu sẽ ném bùa may mắn (những thanh gỗ dài khoảng 20 cm) xuống đám đông từ cửa sổ tầng 2. Để có được may mắn trọn vẹn, người dân phải cố giật được thanh gỗ và cắm vào một hộp đầy gạo. Ảnh: Farmofminds.
Lễ hội cướp bánh bao Trường Châu, Trung Quốc: Lễ hội mùa xuân này diễn ra hàng năm ở đảo Trường Châu, Hong Kong. Có lịch sử từ 100 năm trước, lễ hội được dành để cảm tạ những vị thần đã đánh đuổi bệnh dịch ra khỏi hòn đảo này. Ngày nay, đây là một trong những sự kiện thu hút nhiều du khách tới Hong Kong. Lễ hội có nhiều hoạt động hấp dẫn trong 4 ngày, như múa lân, múa sư tử, biểu diễn nhạc kịch, nhào lộn, diễu hành. Một số trẻ em được lựa chọn mô phỏng các vị thần, với trang phục lộng lẫy. Ảnh: Getty Images.
Vào nửa đêm ngày diễn ra lễ cướp bánh, 9.000 chiếc bánh bao (giờ được làm bằng nhựa) được gắn lên 3 tháp cao 14 m. Trong quá khứ, bất cứ ai cũng có thể tham gia, người nào lấy được càng nhiều bánh thì càng gặp nhiều may mắn. Ngày nay, vì lý do an toàn, chỉ một số người nhất định có kỹ năng leo trèo được tham gia cuộc thi. Ảnh: Getty Images.
Lễ hội San Fermin, Tây Ban Nha: Đây là lễ hội nổi tiếng của Tây Ban Nha, thu hút một lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới, dù năm nào cũng có người bị thương, thậm chí thiệt mạng. Ảnh: Todayonline.
Những con bò tót được thả ra trên đường phố Pamplona trong lễ hội kéo dài 8 ngày. Hàng nghìn người tham dự trong trang phục màu trắng đỏ chạy đua với chúng, xô vào nhau, nhiều người bị chúng dẫm lên. Sự nguy hiểm càng làm tăng độ phấn khích cho người tham dự. Ảnh: Metro.
Lễ hội Nada no Kenka, Nhật Bản: Lễ hội độc đáo này được tổ chức tại đền Matsubara Hachiman, thuộc thị trấn Shirahama, Himeji, Kansai. Các kiệu được trang hoàng lộng lẫy, đặt trên vai những người đàn ông trên 35 tuổi đeo dải băng màu trắng. Ảnh:Tokyodesu.
Ngay sau khi kiệu được khênh lên, những người tham dự lập tức cho các kiệu đập vào nhau, cố sức đè lên kiệu đối phương. Ngoài số khênh kiệu, những chàng trai tuổi từ 26 đến dưới 35 (đeo băng màu vàng) và thanh niên dưới 26 tuổi (đeo băng màu đỏ) sẽ dùng gậy tre tham gia cuộc chiến. Sự kiện kết thúc khi một kiệu đã đè lên được kiệu khác. Ảnh: Cdig.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%