Du xuân đầu năm với 11 lễ hội đặc sắc nhất ở miền Bắc
Thứ sáu, 12/02/2016 14:30

Nổi tiếng và kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương. Sau đó không thể bỏ qua lễ hội Yên Tử. Miền trung du phía Bắc cũng có rất nhiều lễ hội thú vị.

Nổi tiếng và kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương. Sau đó không thể bỏ qua lễ hội Yên Tử. Miền trung du phía Bắc cũng có rất nhiều lễ hội thú vị như hát xoan hay chọi trâu... Đó là những lễ hội không thể bỏ qua mỗi dịp đầu năm mới.

1 . Lễ hội Gò Đống Đa - mùng 5 Tết Âm lịch

Là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất Hà Nội, lễ hội Gò Đống Đa diễn ra từ mùng 5 Tết Âm lịch là dịp tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và cũng là dịp kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như: Múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà…

2 . Lễ hội Chùa Hương - mùng 6 Tết Âm lịch

Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về. Theo thông lệ,Lễ hội Chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất cả nước. Đến đây, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

'. Du xuân Tết Bính Thân với 12 lễ hội đặc sắc nhất ở miền Bắc .'

Trước hội, phần lễ thường diễn ra vào ngày mùng 4. Hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.Các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…

3. Lễ hội Cổ Loa - mùng 6 Tết Âm lịch

'. Du xuân Tết Bính Thân với 12 lễ hội đặc sắc nhất ở miền Bắc .'

Được tổ chức vào mùng 6 Tết Âm lịch, lễ hội Cổ Loa diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nhằm tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương - người có công xây dựng nhà nước Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa. Nhắc đến lễ hội Cổ Loa không thể không nhắc đến truyền thuyết về nỏ thần và mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước Văn, tế lễ và rước thần của "bát xã" - nơi thờ Thục Phán nhằm tưởng nhớ vị thánh linh, cầu an, cầu hạnh phúc cho mọi nhà.

4. Lễ hội Gióng - mùng 6 và 8 Tết Âm lịch

Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng .

'. Du xuân Tết Bính Thân với 12 lễ hội đặc sắc nhất ở miền Bắc .'

Trong đó, 2 lễ hội tiêu biểu là hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội - nơi sản sinh ra người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, khai hội mùng 8 Tết Âm lịch và hội Gióng ở đền Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) - tương truyền là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời (mùng 6 Tết Âm lịch).

5. Hội Xoan - mùng 7 Tết Âm lịch

Hội Xoan là lễ hội suy tôn bà Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hội Xoan được tổ chức vào ngày 7 - 10/1 âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu "nồi da xáo thịt" diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

6. Lễ hội Yên Tử - 10 tháng Giêng Âm lịch

Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Đến với lễ hội du khách sẽ được thử thách leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

7. Lễ hội Lim - 13 tháng Giêng Âm lịch

Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắcđược tổ chức tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, khai hội vào ngày 13 Tết Âm lịch.Hội Lim là nơi diễn ra nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu.

Ngoài ra, phần hội cũng gồm nhiều trò chơi dân gian nổi tiếng như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - nơi các liền anh liền chị đi trên thuyền, thi đối đáp bằng những làn điệu quan họ đậm chất nghĩa tình.

8. Lễ hội đền Trần - 14 tháng Giêng Tết Âm lịch

Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng hằng năm. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.

9. Lễ hội Bà chúa Kho - ngày 14 tháng Giêng tại Bắc Ninh

Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14-1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".

10. Hội rước "ông" Lợn - 13 tháng Giêng

Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng giêng âm lịch làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước "ông" lợn. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng, nguyên là một bộ tướng dưới thời vua Hùng có công dẹp giặc.

Lễ vật của mỗi xóm là một "ông" lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi. Lễ cúng bắt đầu từ 20h30 cho đến đêm. "Ông" lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đạt giải nhất. Như vậy là cả làng có đến hàng chục con lợn như thế lần lượt được rước ra đình, đi theo là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ, và nhiều các đội múa khác tháp tùng lễ vật.

11. Hội chọi trâu Hải Lựu - 17 tháng Giêng

Lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc được mở hàng năm vào ngày 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên.

ttvn.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Lễ hội , lễ hội đầu năm , 11 lễ hội đặc sắc nhất ở miền Bắc