Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 chỉ 15,3% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi.
|
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 chỉ 15,3% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi. Có rất nhiều trường không có thí sinh nào đăng ký môn Sử.
Năm ngoái, nhiều hội đồng thi THPT Quốc gia chỉ có vài thí sinh
dự thi môn Sử. Ảnh minh họa: Q.Anh
Nhiều trường nói không với thi Sử
Năm 2016, ở kỳ thi THPT Quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp, học sinh phải đăng ký thi tối thiểu bốn môn, trong đó có ba môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Tuy nhiên, trong khi khối A, B, D là sự lựa chọn của rất nhiều thí sinh thì môn Lịch sử lại bị “ngó lơ”. Rất ít, thậm chí tại nhiều trường THPT qua khảo sát đã không có thí sinh nào đăng ký thi môn Lịch sử.
Chỉ ra một thực tế là môn Sử cũng có nhiều học sinh yêu thích, nhưng tuyệt nhiên không em nào lựa chọn để đi thi tốt nghiệp. Thầy Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội chia sẻ: “Kể từ khi thành lập trường đến nay đã được 5 năm, trường chưa thấy trường hợp nào chọn môn Lịch sử để thi xét tốt nghiệp. Cũng ở môn xã hội khác là Địa lý lại được khá nhiều em lựa chọn, lý do là bởi môn học này dễ học, dễ ôn tập và khi đi thi cũng dễ đạt điểm trung bình, thậm chí là điểm khá cũng không quá khó”.
Tương tự, mấy năm trở lại đây Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đều không thấy bóng dáng học sinh đăng ký môn Sử để thi tốt nghiệp. PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhà trường cho biết: “Theo khảo sát ban đầu của nhà trường, năm nay không có học sinh lớp 12 nào lựa chọn môn Lịch sử. Không cần qua thi thử cũng biết là tỷ lệ học sinh lựa chọn môn thi và khối thi nào, phần lớn các em đều học khối A, khối D”.
Tình trạng không có thí sinh lựa chọn môn Sử cũng diễn ra ở khá nhiều trường khác ở Hà Nội, đặc biệt là các trường vừa mới tổ chức hoạt động thi thử tốt nghiệp cho học sinh khối 12. Qua kỳ thi thử vừa tổ chức, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ không có bất cứ học sinh nào chọn thi môn Lịch sử. Còn Trường THPT Phan Huy Chú dù khá khẩm hơn về số lượng học sinh thi thử môn Sử, nhưng cũng chỉ có khoảng hơn 60 em, con số rất “khiêm tốn” so với tổng số học sinh khối 12 của trường.
Vì sao thí sinh “né” Sử?
Nói về nguyên nhân thí sinh tiếp tục quay lưng với môn Sử, thầy Đặng Đình Đại cho biết: “Ngay cả với những trường chất lượng đầu vào thuộc tốp cao của Hà Nội, học sinh vẫn sợ khi nghe nói đến môn Sử - Địa, bởi đơn giản là các em đã bỏ những môn này từ khi bắt đầu vào lớp 10 để chuyên chú học những môn mình sẽ thi ĐH. Thực tế là vẫn rất nhiều em thích học Lịch sử, phương pháp dạy ở môn học này đã có nhiều đổi mới nhưng nhìn vào khối lượng kiến thức với nhiều con số, sự kiện… Rất dễ hiểu được vì sao học sinh chọn Địa lý là phương án an toàn hơn”.
Còn ThS Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, học sinh không chọn học môn Sử đã là một xu thế chung trong những năm qua, không chỉ môn Sử mà các môn khoa học xã hội ngày càng bị coi nhẹ. Trên thực tế, nhiều học sinh thích học Sử và khám phá môn này nhưng không chọn thi thì sợ phải ôn tập nhiều, dễ bị điểm thấp, khó làm bài…
“Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là chương trình, sách giáo khoa Lịch sử hiện còn nhiều bất cập, lỗi thời, thi cử chưa thật sự phù hợp. Cách dạy ở môn Lịch sử cũng rất đỗi khô khan, mang tính đọc - chép ở trên lớp, học sinh ôn bài theo kiểu học vẹt, cốt chỉ trả bài cho giáo viên. Theo đó, người giáo viên dạy Sử cần phải làm sinh động hơn trong các tiết học, khơi dậy khả năng tư duy của học sinh thông qua các sự kiện, cột mốc lịch sử”, ThS Trần Trung Hiếu chia sẻ thêm.
Kể từ khi thí sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp đến nay, môn Sử liên tiếp rơi vào cảnh “bết bát”, nhiều trường không một thí sinh đăng ký dự thi, nhiều hội đồng chỉ có vài thí sinh thi Sử… Chương trình khô khan, điểm thi thấp, tính cạnh tranh trong xét tuyển vào ĐH, CĐ lép vế so với các khối thi khác, môn Sử cũng như những môn xã hội khác đang ngày càng ít thí sinh lựa chọn. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu cứ đà này, số lượng thí sinh chọn thi khối C sẽ giảm dần khiến sự mất cân bằng khối thi ngày một gia tăng.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thăm dò nguyện vọng đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016 của học sinh. Theo đó, các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tổ chức thăm dò hai nội dung: Học sinh dự thi để xét tuyển đại học, cao đẳng hay chỉ để xét tốt nghiệp THPT và các môn đăng ký dự thi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Top 3 ngành học dành cho người hướng nội, mức lương trên 50 triệu mỗi tháng trong tầm tay
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- 7 điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này