Thời gian gần đây, tình trạng trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ, khiến dư luận không khỏi bất bình, bởi thủ phạm của những vụ bạo hành đó lại chính là cha mẹ, người thân.
Môi trường sống tốt của mỗi gia đình sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. (Ảnh minh họa). |
Chính vì thế, tạo môi trường sống an toàn cho trẻ ngay từ mỗi gia đình không chỉ được đặt ra trong Tháng hành động vì trẻ em, mà còn là thông điệp bức thiết phát đi trong Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay.
Những mối lo
Gần đây, tại một diễn đàn trẻ em, có em nhỏ đặt câu hỏi: "Ai sẽ là người bảo vệ chúng con khi chúng con bị chính gia đình mình xâm hại?". Đây là thực trạng nhức nhối suốt thời gian qua, khi ngày càng nhiều trẻ em bị bố mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế bạo hành. Mới đây nhất là trường hợp cháu Đỗ Đặng Anh Thư (10 tháng tuổi ở Kon Tum) bị cha đẻ ném mạnh xuống nền nhà khiến cháu bị chấn thương sọ não chỉ vì không yêu cầu được mẹ cháu về nhà. Rồi trường hợp cháu bé 9 tháng tuổi ở Đồng Tháp đã bị cha dượng đánh đập dã man trong khi mẹ ruột dùng điện thoại ghi hình lại... Những vụ ầm ĩ trên công luận đều bị pháp luật trừng trị, song có rất nhiều vụ trẻ bị bạo hành trong gia đình mà không dám lên tiếng vì các cháu quá non nớt và thiếu hiểu biết. Loại trừ những hành vi bạo hành không thể chấp nhận kia, đáng nói còn ở chỗ chính những bậc làm bố, mẹ có suy nghĩ "thương cho roi cho vọt...", xem việc đánh mắng là bình thường, gây thương tổn tâm lý nghiêm trọng cho trẻ.
Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTB&XH) nhìn nhận, khó khăn về kinh tế của một bộ phận gia đình dẫn đến tình trạng sao nhãng, bỏ mặc trẻ em, là điều kiện thuận lợi làm nảy sinh các hành vi ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, bóc lột. Tình trạng gia đình ly hôn, ly thân cũng dẫn đến các sang chấn tâm lý, các hành vi "lệch chuẩn" ở trẻ em, trẻ có nguy cơ bị bỏ rơi cao, sao nhãng, đi lang thang, lao động kiếm sống, vi phạm pháp luật... Các dịch vụ xã hội, đặc biệt các dịch vụ bảo vệ trẻ em, chưa đáp ứng kịp sự thay đổi của xã hội và nhu cầu của gia đình, người chăm sóc trẻ và trẻ em.
Bắt đầu từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cha mẹ bạo hành con cái, nhưng trước hết phải kể đến nhận thức vấn đề bảo vệ trẻ em chưa thực đầy đủ. Những thói quen, phong tục, tập quán… đã khiến nhiều người có tư tưởng rằng, bạo hành trẻ em là việc "bình thường". Pháp luật đã có những quy định bảo vệ trẻ bị xâm hại, bạo lực trong môi trường gia đình mình, song vẫn chưa cụ thể về việc xác định mức độ và thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp bị chính cha mẹ, người chăm sóc xâm hại, bạo lực. Thực tế còn thiếu cả hệ thống theo dõi để đảm bảo những đứa trẻ này không tiếp tục bị xâm hại hay bóc lột…
Nói về tình trạng xâm phạm, bạo hành và sao nhãng trẻ tại gia đình, bà Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, các em nên chủ động đưa ra nguyện vọng và yêu cầu của mình với bố mẹ. Hãy so sánh và nói thẳng với bố mẹ, tiền rất quan trọng, nhưng con cần tình thương, cần bố mẹ lắng nghe con dù chỉ là một chút. Và việc tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ đang ngày càng cấp thiết, nhất là trước tình trạng bạo lực gia đình ngày một gia tăng, cùng những tác động tiêu cực từ môi trường sống xung quanh trẻ…
Đúng như thông điệp: "Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc" vừa được phát đi, khó có một xã hội an toàn cho trẻ nếu mỗi gia đình không tạo được môi trường sống tốt cho con mình.
Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, bình quân một năm cả nước có khoảng 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em và khoảng 100 em tử vong. Theo con số điều tra, có tới 50% tổng số vụ bạo hành trẻ em do chính những người thân trong gia đình gây ra. Tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo hành, buôn bán trẻ em đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc. |
- Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất nhì thế giới, nguyên nhân do đâu?
- Doanh nghiệp tại thành phố đông dân nhất Việt Nam có mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất, gần 2 tỷ đồng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Người lao động tại tỉnh này có mức thưởng Tết cao nhất hơn 800 triệu đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?