Thành phố Hà Nội đã chỉ ra 5 nguồn chính gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nguyên nhân thứ 1 hầu như ai cũng mắc phải mà không biết.
|
Thành phố Hà Nội đã chỉ ra 5 nguồn chính gây ô nhiễm không khí gồm: Phương tiện giao thông đường bộ (cả bụi đường), công nghiệp, dân sinh, đốt sinh khối và nông nghiệp. Nguồn phát thải lớn nhất là hoạt động giao thông trên địa bàn thành phố.
Hoạt động giao thông trên địa bàn thành phố
Theo nghiên cứu được Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường đại học Bách khoa Hà Nội công bố, khí thải xăng và dầu diesel từ giao thông đã đóng góp tới 46% lượng bụi siêu mịn. Trong số này, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ xe máy chiếm hơn 90% vào tổng mức phát thải từ giao thông. Xếp sau đó là xe tải hạng nặng, xe buýt và xe tải hạng nhẹ.
Đây cũng được coi là nguồn phát thải lớn nhất Thủ đô. Theo số liệu năm 2019 của Hà Nội, tổng phát thải bụi PM 2.5 từ các nguồn là hơn 30.000 tấn. Hơn 50% số này tới từ nguồn thải tại chỗ; trong đó, hoạt động giao thông, bụi đường chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 56%. Vào thời điểm kể trên, toàn thành phố có 1,1 triệu xe ô-tô, hơn 6,9 triệu xe máy. Đáng chú ý, 70% trong số này đã sử dụng trên 10 năm, tạo ra nguồn phát thải lớn.
Theo nghiên cứu được Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường đại học Bách khoa Hà Nội công bố, khí thải xăng và dầu diesel từ giao thông đã đóng góp tới 46% lượng bụi siêu mịn.
Một số liệu khác được Sở Giao thông vận tải Hà Nội công bố cho thấy, đầu năm 2024, số lượng ô-tô và xe máy trên toàn thành phố đã tăng lên tới hơn 8 triệu chiếc. Như vậy, trung bình mỗi năm, số lượng phương tiện giao thông ở Hà Nội tăng thêm 390.000 chiếc.
Áp lực từ quá trình gia tăng không ngừng của phương tiện cá nhân đã khiến cho ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn theo 2 khung giờ cố định. Cụ thể, kết quả quan trắc từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, tình trạng trên thường nặng nhất vào khoảng từ 6-8 giờ sáng và 17-19 giờ chiều, trùng với khoảng đi làm và tan tầm. Đây là thời điểm mật độ giao thông cao nhất trong ngày.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức đáng báo động (Ảnh minh họa)
Hoạt động sản xuất công nghiệp
Xếp thứ hai trong tỷ lệ phát thải là các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề. Đó là chưa kể đến hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp ở các tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam…
Đốt rác thải y tế
Ngoài ra, các nguồn như xây dựng, đốt rác, y tế và hoạt động dân sinh khác đóng góp khoảng 10% vào tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Cùng với đó là vấn đề thời tiết. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu ở TP Hà Nội có sự chênh lệch ngày đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt rất lớn làm hạn chế khả năng khuếch tán chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi PM 10 và bụi mịn PM 2.5.
(Ảnh minh họa)
Đốt rơm và phụ phẩm nông nghiệp
Bên cạnh đó, một lượng lớn khí thải cũng được sinh ra từ các hoạt động đốt phụ phẩm nông nghiệp (chiếm 13%). Thực tế, khoảng thời gian ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất cũng trùng vào dịp thu hoạch hai vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân. Vào thời điểm này, khói đốt rơm rạ từ các khu vực ngoại thành như Đông Anh, Quốc Oai, Chương Mỹ… lại “đóng góp” không nhỏ khiến cho Hà Nội… mù mịt hơn.
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2023 nêu rõ: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tỷ lệ đốt rơm, rạ ở các huyện khá cao, trung bình chiếm khoảng 20% tổng lượng rơm, rạ phát sinh sau vụ Đông Xuân 2021 (khoảng hơn 710.676 tấn rơm rạ tươi). Kết quả, hành động trên sẽ phát sinh ra 179 tấn bụi PM 10, và 163 tấn bụi PM 2.5.
Khí hậu làm phát tán bụi mịn
Giải thích thêm về cơ chế “gia tăng” ô nhiễm của yếu tố thời tiết, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết: Điều kiện gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa, độ ẩm cao… làm giảm khuếch tán của không khí khiến các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, không thoát lên cao hoặc ra các vùng khác được khiến nồng độ PM2.5 (bụi mịn) ngày càng tăng. Khi không giảm được các nguồn gây ô nhiễm không khí, lại vào đúng thời điểm mùa đông Hà Nội gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ làm tăng chỉ số AQI.
(Ảnh minh họa)
“Những điều kiện thời tiết này là không thể điều khiển được. Cách kiểm soát được đó là hạn chế các nguồn ô nhiễm. Mấy năm qua chúng ta cũng đã biết được các nguồn ô nhiễm cụ thể”, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nhấn mạnh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Ngôi nhà sàn gỗ lim 'khủng' nhất Việt Nam: Chi phí 200 tỷ, thuê hơn 10.000 công thợ, xây trong vòng 4 năm
- Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh trước thềm Tết Nguyên Đán 2025: Có 100 triệu gửi ngân hàng, tiền lãi sẽ được bao nhiêu?
- Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền cao hơn bình thường
- Thưởng Tết 2025: Ngành nào dẫn đầu và mức thưởng bao nhiêu?
- 3 chiêu lừa đảo sát Tết Nguyên Đán 2025 khiến nhiều người 'sập bẫy', nên biết để tránh
- Thưởng Tết 2025: Ngành nào dẫn đầu và mức thưởng bao nhiêu?
- 3 trường hợp được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?