Nguyện vọng cuối cùng được hiến xác cho y học của tử tù này khiến nhiều người ớn lạnh.
![]() |
|
Ngày 17/11, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Bình Phước sẽ tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương- tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ hơn hai năm trước.
Trước khi tử hình, Nguyễn Hải Dương bàn bạc với người thân để xin được thực hiện nguyện vọng cuối cùng - hiến xác cho y học nhằm chuộc lại 1 phần lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ.
Tử tù Nguyễn Hải Dương muốn được hiến xác cho y học
Tuy nhiên, nguyện vọng này rất có thể không bao giờ được thực hiện vì rất nhiều lý do liên quan tới khoa học.
Trước đó, theo thiếu tướng Trần Thế Quân (Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an), việc tử tù muốn hiến tạng, hiến xác đã đặt ra từ lâu. Nhưng còn nhiều vướng mắc đặt ra nếu chấp nhận cho tử tù hiến tạng, hiến xác:
Thứ nhất, thiếu tướng Quân cho rằng hiện nay tử tù bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc nên cơ thể, nguồn tạng sẽ không được đảm bảo.
Ngoài ra, việc hiến tạng được tiến hành trước hay sau khi thi hành án cũng là một câu hỏi khó giải đáp. Bởi lẽ mục đích của việc tử hình không chỉ nhằm trừng trị tội ác tử tù đã gây ra mà còn để bản thân tử tù hiểu được và tiếp nhận hình phạt này. Nếu chấp thuận việc hiến tạng trước khi thi hành án thì mục đích này sẽ không đạt được đầy đủ.
Thứ hai, cần lưu ý đến cả vấn đề chất lượng mô, tạng trong trường hợp chấp nhận cho hiến bởi thực tế có nhiều tử tù mang rất nhiều bệnh tật, bệnh truyền nhiễm, thậm chí là HIV.
Thứ ba, yếu tố tâm linh cũng là vấn đề cần quan tâm bởi nếu người được ghép tạng nghĩ đến việc trong cơ thể mình đang mang bộ phận của một tử tù từng phạm trọng tội thì chắc hẳn ai cũng có nhiều băn khoăn.
Nguyện vọng cuối cùng có thể không được thực hiện vì rất nhiều lý do
Về ý kiến cho rằng nên có hành lang pháp lý để đáp ứng nguyện vọng hiến tạng, hiến xác của tử tù, Thiếu tướng Quân nói: “Nếu quy định việc này thì nhất thiết phải quy định trong luật chứ không thể quy định trong văn bản dưới luật. Trên thực tế rất ít trường hợp tử tù xin hiến tạng, hiến xác. Khi nào có nhiều trường hợp thì sẽ đưa ra bàn bạc chứ không thể vì một, hai trường hợp cá biệt mà sửa luật được”.
Chiều 26/10/2016, trung tướng Nguyễn Ngọc Anh (Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an) khẳng định pháp luật chưa cho phép tử tù được hiến tạng, hiến xác.
“Thời điểm này không nên đặt vấn đề cho tử tù hiến xác vì rất bế tắc, không thể thực hiện được khi bị án bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng tử tù”, trung tướng Ngọc Anh nhận xét.
Phía Đại học Y dược TP HCM (đơn vị tiếp nhận thi hài của người tự nguyện hiến xác) tỏ ra khá bất ngờ trước nguyện vọng hiến xác của Nguyễn Hải Dương. Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn giải phẫu học của bệnh viện này cho biết từ trước đến nay, hệ thống các trường đào tạo y tế trong cả nước chưa ghi nhận sử dụng thi hài nào của người bị tử hình để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Cũng theo bác sĩ Vũ, mặc dù luật không cấm tử tù được hiến xác nhưng khó để thực hiện vì hiện tại chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể với trường hợp người bị kết án tử hình xin hiến xác. Ngoài ra, Đại học Y dược TP HCM cũng có quy định riêng về việc nhận thi hài để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học như:
Chỉ nhận thi hài của người đang sinh sống tại TP HCM, không nhận từ các tỉnh thành khác; không nhận thi hài của người qua đời vì bệnh truyền nhiễm hay tai nạn gây hư tổn nặng các bộ phận cơ thể; không nhận thi hài những trường hợp tự tử hoặc có dính dáng đến pháp luật.
Vậy nên dù pháp luật rất hoan nghênh những người có ý định cống hiến cho y học. Tuy nhiên, tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác không phải là điều dễ dàng.
Về vấn đề này, GS Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia – Phó giám đốc bệnh viện Việt Đức) cho biết hiện pháp luật chưa công nhận tử tù được hiến tạng, hiến xác nên ngành y tế không có ý kiến gì.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Hành vi livestream tuyên truyền sai sự thật có bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện nay?
-
Kể từ bây giờ, người dân đi xe máy không chính chủ ra đường sẽ bị CSGT tịch thu xe, đúng không?
-
Cho mượn xe bị phạt nguội, chủ xe hay người lái phải nộp phạt?
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?




-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện