Vừa cưới nhau, bà mang trong mình một mầm sống thì ông Kha nhập ngũ. Bà Liễu chưa hết đau đớn khi mất đi giọt máu mang trong mình thì nghe tin chồng hy sinh.
Bà Liễu vẫn mong mỏi có một mái nhà riêng để thờ chồng. |
Bà Đỗ Thị Liễu (SN 1944) hiện trú tại Tổ 1, cụm dân cư số 4, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, Hải Phòng, là vợ liệt sỹ Đỗ Minh Kha, người cùng địa phương. Mặc dù được nghe nói về hoàn cảnh “nghèo khổ lắm” của người vợ liệt sỹ này nhưng khi gặp bà, chúng tôi vẫn không khỏi chạnh lòng trước một hoàn cảnh thương tâm.
Chúng tôi tới gặp bà Liễu khi bà vừa bị ngã, trên mặt vẫn còn bôi đầy nghệ để tránh sẹo. Cùng tiếp chuyện chúng tôi với bà Liễu là ông Đỗ Văn Điểm (75 tuổi) là anh trai bà.
Ông Điềm sống ngay nhà bên cạnh của bà Liễu. Chúng tôi chưa kịp thắc mắc vì sao bà Liễu lại đang sống ở căn nhà cũ kỹ, bố mẹ đẻ để lại thì người anh trai phân trần “hoàn cảnh em tôi khó nói trong vài lời”.
Ông Điềm cho hay, từ năm 2002, sau một trận ốm nặng thì bà Liễu bị mất giọng, tới giờ bà nói vẫn rất khó khăn. Tuy vẫn còn minh mẫn nhưng do việc nói khó khăn, chỉ hơi lí nhí, khó nghe nên từ năm 2002 tới nay, ông Điềm thường xuyên phải sang “tập nói” với em gái. Già, yếu, đi lại trong ngôi nhà chật chội vẫn khiến bà Liễu bị ngã. Cú ngã từ tháng 5 tới nay vẫn khiến bà Liễu đi đâu thường phải chống gậy.
Vừa nói chuyện, vừa được ông Điềm “phiên dịch”, chúng tôi được biết, ông bà Liễu cưới nhau từ khi còn trai trẻ. Năm 1964, khi cả nước hướng lên vùng cao xây dựng vùng kinh tế mới thi đôi vợ chồng trẻ mới cưới ấy cũng xin gia nhập. Đặt chân lên vùng núi Lào Cai cũng là lúc bà Liễu biết mình đã có “tin mừng”. Hai vợ chồng bà chưa kịp xây dựng gì cho tổ ấm thì ông Kha đi bộ đội. Vì cuộc sống vất vả nơi rừng thiêng nước độc, bà Liễu lại là người lạ nước nên cái thai trong bụng đã không ở lại với bà.
Xa chồng, mất con, nỗi đau tột cùng của người vợ trẻ đang ở tuổi đôi mươi khiến bà Liễu tưởng như ngã gục. Được gia đình, xóm giềng nơi đất mới động viên, bà Liễu xin đi học ngành sư phạm để khỏa lấp nỗi đau, sự trống vắng.
Năm 1969 thì bà Liễu nhận được giấy báo tử của chồng. Chừng ấy năm sống trong nỗi đau mất con, nhận được tin chồng không bao giờ về nữa khiến bà Liễu không đứng nổi. Bà ốm.
“Thương cảnh em sớm góa chồng, tôi từ Hải Phòng lên Lào Cai xin phép đón và chuyển công tác cho em gái về quê. Từ đó đến nay, bà Liễu nương nhờ vào bên ngoại, trong căn nhà do bố mẹ để lại cho 4 anh em. Sau đó ít lâu, gia đình chú Kha cũng chuyển về sinh sống tại Hải Phòng, nhưng do điều kiện bên ấy chật chội nên em tôi vẫn ở nhờ nhà ngoại và qua lại thăm nom gia đình chồng” – ông Điềm kể.
Làm giáo viên, tới tuổi về hưu bà Liễu vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ, chật chội của bố mẹ cùng 1 người chị gái không lấy chồng và gia đình cô cháu gái. Cho tới nay, dù đã có lương giáo viên về hưu và khoản trợ cấp của vợ liệt sỹ, bà Liễu vẫn phải trông đới sự giúp đỡ của cháu gái mình và cả cậu cháu trai là cháu ruột của chồng vì tuổi già, ốm đau liên miên.
Bà Liễu vừa mấp máy môi, cố nói ra thành lời vừa chảy những giọt nước mắt còn xót lại hướng lên ban thờ, nơi có di ảnh của cha mẹ và chồng của bà. “Tôi đã tưởng có nơi thờ tự cho chồng tử tế, vậy mà…”
Nhìn ban thờ trang nghiêm, chúng tôi chưa hiểu ý bà Liễu nói gì thì ông Điềm đã giải thích giúp em gái.
Theo ông Điềm, năm 2007, khi tổ dân phố của ông bây giờ vẫn còn là xóm, là làng, thực hiện theo chủ trương của huyện Kiến Thụy - Hải Phòng, xã Hưng Đạo nơi bà Liễu sinh sống đã thu hồi đất nông nghiệp của một số hộ dân, sau đó chia thành 86 lô đất, bán cho người dân trong xã làm nhà ở. Bà Liễu nghe tin ấy như được sinh ra thêm lần nữa. Sở dĩ bà vui vì đây là cơ hội để bà xin được mua một miếng đất, xây một nếp nhà cho riêng vợ chồng bà. Từ ngày ông Kha hy sinh, bà ở nhà bố mẹ đẻ nên di ảnh ông vẫn được thờ bên nhà bố mẹ vợ. Không ai cảm thấy phiền vì điều đó nhưng trong thâm tâm, càng tuổi già bà Liễu càng khát khao có một nếp nhà riêng để bà thờ chồng. Và để sau này khi bà khuất bóng cũng có chỗ cho cháu chắt thắp nén nhang.
Bà Liễu đã bỏ toàn bộ số tiền chắt chiu cả đời và vay mượn thêm để mua được một suất đất. Được xét vào diện gia đình chính sách nên bà được ưu tiên giảm trừ, chỉ phải nộp số tiền là 30 triệu đồng. Thời điểm ấy, số tiền đó là cả một gia tài khổng lồ, bà Liễu đã phải đi vay mượn thêm mới có đủ. Giao tiền cho chính quyền xã được ít ngày thì bất ngờ, huyện Kiến Thụy được chia tách để thành lập quận mới. Xã Hưng Đạo được đổi thành phường Hưng Đạo, thuộc quận Dương Kinh, Hải Phòng. Kể từ khi chia tách, thành lập đơn vị hành chính mới, việc mua bán đất giữa chính quyền xã với 86 hộ dân, trong đó có bà Liễu bị ngưng trệ lại.
Từ năm 2007 tới nay, mỗi lần ốm đau là bà Liễu lại khấn chồng, khấn trời đất để mình sớm tai qua nạn khỏi. Bà cố chờ lấy căn nhà đã đóng tiền suốt 5 năm. Không biết ở tuổi 68 như bà, việc chờ đợi ấy có như đèn dầu trước gió?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%