Ngày hôm qua (6/10), ngọn đuốc Olympic đã tới thủ đô Mátxcơva của Nga, chuẩn bị sẵn sàng cho lễ rước đuốc Thế vận hội mùa Đông 2014.
Ngọn đuốc phụt tắt khi trên đường tới điện Kremlin |
Thế nhưng trục trặc đã xảy ra khi ngọn đuốc được đội danh dự của Nga tiếp nhận. Khi cựu VĐV bơi lội Savarsh Karapetyan đang cầm ngọn đuốc chạy về phía điện Kremlin thì ngọn đuốc bỗng phụt tắt. Nguyên nhân được cho là do đường hầm gió nằm trên lộ trình. Một người đàn ông đứng dọc tuyến đường đã phải bật lửa để châm lại ngọn đuốc. Nhưng Dmitry Chernyshenko, Chủ tịch ban tổ chức Sochi, thì cho rằng vấn đề là do van trên ngọn đuốc đã không được mở hết.
Ngọn đuốc Olympic tiếp đó được đưa tới Quảng trường Đỏ, nơi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh bắt đầu lễ rước đuốc Olympic Sochi 2014. Ngọn đuốc Olympic sẽ được rước qua tất cả 83 đất nước và ghé thăm 130 thành phố. Kết thúc hành trình, ngọn đuốc sẽ quay lại thành phố Sochi của Nga vào ngày 7/2/2014, nơi diễn ra Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông.
Chặng đường của ngọn đuốc sẽ vào khoảng 65.000 km, di chuyển bằng máy bay, xe lửa, xe hơi và cả xe tuần lộc trượt tuyết và được bọc an toàn trong một chiếc đèn lồng. 14.000 người tham gia mang đuốc sẽ tiếp sức tại 130 điểm dừng trên đường đi. Một ngọn đuốc (không được thắp sáng) sẽ được đưa vào không gian vào tháng 11 tới cho chuyến thăm ngắn tại Trạm vũ trụ quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh bắt đầu lễ rước đuốc tại Quảng trường Đỏ
Thiết kế ngọn đuốc Thế vận hội hiện đại lấy cảm hứng từ thiết kế của John Hench, một nghệ sĩ của hãng Disney, người đã thiết kế ngọn đuốc cho Thế vận hội Mùa đông 1960. Thiết kế của ông tạo nên cơ sở của các ngọn đuốc sau này.
Một ngọn đuốc có thể mất từ một đến hai năm để thiết kế và sản xuất. Và một khi ngọn đuốc hoàn thành, nó phải được kiểm tra nghiêm ngặt trong tất cả các loại điều kiện thời tiết. Ngọn đuốc sau đó phải được sản xuất lên tới hàng ngàn chiếc (từ 10.000 đến 15.000) để phục vụ cho hành trình rước đuốc vòng quanh thế giới. Mỗi người tham gia đều có cơ hội mua lại ngọn đuốc vào cuối hành trình rước đuốc của họ.
Yêu cầu cao nhất là ngọn đuốc luôn cháy sáng trong toàn bộ hành trình dù trong điều kiện khí hậu như thế nào đi nữa. Ngoài ra, ngọn đuốc còn phải có trọng lượng vừa phải để người cầm cảm thấy thoải mái (khoảng 1,4-1,8kg) và được bảo vệ khỏi sức nóng của ngọn lửa. Đuốc phải mang đủ nhiên liệu để ở lại thắp sáng cho toàn hành trình và tạo ra ngọn lửa sáng chói mà mắt có thể nhìn thấy ngay cả trong một ngày nắng.
Khi được di chuyển bằng máy bay, ngọn đuốc sẽ được cất giữ trong một thùng chứa đặc biệt, ngọn lửa được lưu trữ trong đèn lồng (giống như đèn thợ mở).
Năm 1936, tại Thế vận hội mùa hè Berlin, rước đuốc mới chính thức trở thành một phần của Olympic hiện đại để thể hiện sự kết nối với lịch sử. Ngọn lửa được thắp sáng tại Olympia, Hy Lạp giống như hàng thế kỉ trước và sau đó được truyền đến nơi diễn ra Thế vận hội.
Tuy nhiên, mãi tới tận năm 1952 rước đuốc mới được tiến hành tại một kỳ Thế vận hội mùa đông. Na Uy, nơi khai sinh của môn trượt tuyết được chọn làm nơi thắp đuốc Olympic năm đó. Và kể từ Thế vận hội 1964 tại Innsbruck (Áo), tất cả các Thế vận hội Olympic mùa đông và mùa hè đều có hành trình thắp đuốc tại Olympia và truyền nó đến đài lửa sân vận động Olympic.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%