Trong hành trình đi tìm con chữ các em học sinh vùng cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) gặp phải muôn vàn khó khăn.
Các em học sinh vượt sông về nhà vào mỗi chiều thứ 6 |
Có dịp đến với Mỹ Lý, một trong những xã biên giới xa xôi nhất huyện, chứng kiến sự gian nan của các em trên con đường đến trường chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Mặt trời vẫn chưa mọc, trời còn chưa hửng sáng, trong bản làng đã ý ới tiếng học sinh gọi nhau đến trường. Từ bản Yên Hòa đến trường trung học phổ thông dân tộc bán trú xã chỉ khoảng hơn 2 km, nhưng Kha Tương Như phải dậy từ 5 giờ mới kịp giờ học. Để đến được trường em phải tự chèo thuyền qua sông Nậm Nơn, rồi đi bộ hơn 2 km đường dốc, em cho biết: “Ngày nào bọn em cũng phải chèo thuyền mới đến được trường, ngày nước cạn thì tự chèo, ngày nước dâng to phải bố mẹ chèo thuyền qua sông. Đi học rất vất vả nhưng không có cầu, khổ nhất là những hôm trời mưa thì hay bị chậm học, ướt hết quần áo, mà mưa to quá là phải nghỉ học”.
Mỹ Lý là xã biên giới vùng sâu, vùng xa của Kỳ Sơn, toàn xã có 12 bản thì có 9 bản là cách sông cách suối khi muốn đi đến trường THPT DT BT xã. Trường có 170 học sinh, hơn 2/3 trong số đó bắt buộc phải ở bán trú vì nhà quá xa trường, chỉ có học sinh ở 3 bản Xiềng Tắm, Yên Hòa, Huồi Bắc là có thể đi về trong ngày. Tuy nhiên trường lại chưa có nhà bán trú cho học sinh nên các em phải thuê trọ trong dân. Ở lại bán trú điều kiện học hành thiếu thốn, nếu đi về thì cách sông cách đò, vì thế không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến tỷ số đến lớp trong ngày mưa, đã có không ít tai nạn thương tâm xẩy ra với các em khi vượt sông đến trường.
Đến lán bán trú của các em chứng kiến điều kiện sống thiều thốn vì chưa có điện lưới các em chỉ có thể học tập bằng đèn dầu, dụng cụ, sách vở, cơ sở vật chất đã xuống cấp, bữa ăn chỉ có cơm trắng và muối, rau hay măng rừng, bữa nào ra sông bắt được cá tôm thì có thêm canh cá tươi. Chiều thứ 6 khi đã hết một tuần các em lại vượt sông về nhà mang gạo muốn đến lán. Đến trường nghe các thấy cô kể về nỗ lực của các em chúng tôi không khỏi chạnh lòng, những hôm mưa lớn, các em đều bị ướt thế mà vẫn cố gắng không bỏ học. Nhờ đó tỷ lệ huy động học sinh đến trường của trường cao trên 95%.
Thầy Hắc Văn Long hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Điều kiện đi lại của xã khó khăn do cách sông cách suối điều đó đã gây khó khăn cho các em trong việc đến trường. Để đảm bảo sỹ số chúng tôi đã thực hiện tốt việc huy động các em đến trường. Bên cạnh thực hiện tốt các chương trình hỗ trọ cho các em học sinh miền núi, nhà trường cử giáo viên cắm bản đến từng nhà để vận động các em”.
Mỗi năm khi mùa lũ đến cả phụ huynh và học sinh lại cùng vượt lũ đến trường, Còn lắm những muôn vàn khó khăn đang chờ đợi các em. Cần lắm sự đồng cảm của xã hội để con đường đến trường của các em bớt gian nan.
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Việt Nam sở hữu 1.000 cây gỗ quý được xem như báu vật, một khúc cũng có giá tiền tỷ
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học