Nếu bạn bè, người thân đến mượn xe của bạn thì bạn có mượn hay không? Nếu bạn không cho mượn, bạn bè, người thân sẽ quay lưng lại với bạn và tình bạn của bạn sẽ bị thử thách; nếu cho mượn, bạn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu xảy ra tai nạn.
![]() |
|
Ai chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra với xe mượn? Chủ xe có phải chịu trách nhiệm liên đới và riêng biệt không? Trong trường hợp nào chúng ta cần phải chịu trách nhiệm?
Cho người khác mượn xe gây tai nạn thì người cho mượn có phải bồi thường không?
Căn cứ quy định khoản 2, khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601 của Bộ luật Dân sự
...
2. Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: các thỏa thuận sau đây không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
- Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước bằng tài sản hợp pháp, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường trong trường hợp chủ sở hữu có điều kiện bồi thường.
3. Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
....
Theo như quy định thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy việc cho người khác mượn xe nhưng lại gây tai nạn thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được xét theo hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người được chủ sở hữu giao xe theo đúng quy định của pháp luật mà gây ra tai nạn thì có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Trường hợp này thì chủ phương tiện không phải bồi thường thiệt hại.
Trừ trường hợp có thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước bằng tài sản hợp pháp, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường trong trường hợp chủ sở hữu có điều kiện bồi thường.
Trường hợp 2: Chủ sở hữu xe giao xe cho người khác chiếm hữu, sử dụng không đúng quy định của pháp luật mà gây tai nạn thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Cho người khác mượn xe gây tai nạn thì người cho mượn có phải bồi thường không?
Ảnh minh họa
Trường hợp nào thì chủ sở hữu phương tiện và người được giao xe gây tai nạn nhưng không phải bồi thường?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
....
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
....
Như vậy, theo quy định thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Do đó, nêu như việc gây tai nạn hoàn toàn thuộc hai trường hợp loại trừ nêu trên thì chủ sở hữu phương tiện và người được giao xe gây tai nạn nhưng không phải bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
....
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn gồm có:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Từ nay, xây nhà trên đất nông nghiệp mà không muốn bị phạt thì chỉ cần có đủ 2 điều kiện này
-
Bấm còi xe kiểu này là sai quy định và có thể bị phạt tới 22 triệu đồng, hàng triệu tài xế cần đặc biệt lưu ý
-
Bỗng dưng bị gọi đòi nợ: Làm ngay 3 cách này, kiểm tra CCCD có đang bị lợi dụng vay nợ xấu
-
Người dân cần tắt máy hoặc chặn ngay khi thấy cuộc gọi từ số điện thoại này, chắc chắn là lừa đảo


-
Mộ của Từ Hy Viên nằm gần lề đường, diện tích khoảng 3 mét, khác xa so với ngôi mộ của Đặng Lệ Quân dù được chôn cất cùng khu
-
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông là người phụ nữ'
-
Kho vàng khổng lồ chứa hơn 4.500 tấn vàng, hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, 100 năm chỉ mở cửa 3 lần


-
Từ 2025, công chức tại Hà Nội sẽ bị thôi việc nếu vi phạm điều này
-
Các loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã phường?
-
Số đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sáp nhập đã được xác định, đó là?
-
2 năm vừa qua, Việt Nam đã tinh gọn bao nhiêu đơn vị cấp huyện, xã?
-
Kể từ bây giờ, đây là bảng ký hiệu chi tiết biển số xe ô tô, xe máy của 63 tỉnh thành
-
Người ăn xin gây sốc khi tiết lộ sở hữu tài sản ròng hơn 22 tỷ, còn giàu hơn nhiều đại gia, hóa ra ông có 'chiến lược ăn xin' riêng
-
Miễn học phí, học sinh vẫn phải đóng những khoản tiền nào?
-
Gia tộc giàu nức tiếng Việt Nam, từng tặng 20.000 lượng vàng làm của hồi môn cho cháu gái