Hàng ngày, một cậu bé lớp 11 gầy đét, da đen nhẻm vẫn thường nhường cơm, nhường cháo cho ông bà, bố mẹ. Một mình em đi làm thuê để kiếm gạo nuôi cả gia đình.
Cậu bé Lành vất vả làm thuê để đong gạo cho cả nhà |
Một mình em đi làm thuê để kiếm gạo nuôi bốn người trong nhà. Em là Nguyễn Đình Lành ở thôn 1, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Một nồi cháo loãng trộn rau
12h trưa, trong cái nắng gắt, oi bức, cậu bé Lành gầy gò lủi thủi rảo bước nhanh về phía khuất sâu con ngõ để trở về nhà. Vừa về đến, Lành nhanh nhảu: “Mẹ, hôm nay con học xong còn sinh hoạt lớp nên về muộn ạ. Mẹ để con nấu cơm cho".
Chạy vào gian bếp, nhìn thấy nồi cháo loãng trộn rau muống cùng rổ rau luộc đã được mẹ nấu xong, Lành hỏi nhẹ: “Mẹ ơi, nhà hết gạo rồi à?" Mẹ Lành im lặng rồi rơm rớm nước mắt vì biết những ngày rồi, mưa bão thế, Lành có đi làm được đâu mà có gạo. Nhưng để con đỡ lo lắng, mẹ Lành bảo: “Hãy còn nhưng mẹ nấu cháo để dè ra được thêm mấy bữa con ạ”.
Mẹ Lành bị bệnh, vì không có tiền chữa trị nên cánh tay phải bị tật, sức khỏe yếu không làm được việc nặng.
Một nồi cháo loãng trộn rau, bữa ăn của gia đình Lành sau ngày lũ.
Lành bê nồi cháo cùng rổ rau luộc lên nhà để ăn trưa. Mâm cơm của gia đình Lành vẻn vẹn có năm cái bát cho 5 người. Lành ngồi múc được bốn bát cháo thì nồi cháo cạn. Cậu bé ngồi vét nồi sơ sơ rồi gắp vài cọng rau luộc để ăn.
Đợi cho ông bà, bố mẹ ăn xong, Lành dọn dẹp rồi vội vàng đi cuốc xới đất thuê cho các hộ dân trong thôn.
Một thân làm chỗ dựa cho 4 người
Cô Nguyễn Thị Linh, 45 tuổi (mẹ Lành) tâm sự: "Sau khi sinh Lành một thời gian thì bố Lành (ông Nguyễn Đình Chăm, 47 tuổi) bị bệnh ngớ ngẩn, suốt ngày lang thang, cười cười nói nói cả ngày, về sau bị liệt giường. Nhà mất đi nhân lực lao động, mình tôi gánh nặng con nhỏ, chồng bệnh và hai bố mẹ chồng già yếu.
Mẹ Lành bị bệnh, cả gia đình sống nhờ vào công hàng ngày đi làm thuê của Lành.
Bố Lành bị bệnh nằm một chỗ.
Dù cuộc sống khó khăn, tôi vẫn ráng cố gắng để có miếng cơm, miếng cháo cho gia đình. Thế nhưng khi Lành lên 6, tôi cũng bị bệnh. Hiện giờ, tôi chỉ có thể cố sức nấu nồi cơm, nồi cháo, chậu quần áo mà thôi.
Một thời gian sau khi tôi bị bệnh, cháu Lành phải đi chăn bò thuê cho người trong làng để kiếm gạo ăn. Nhà tôi sống dặt dẹo được đến hôm nay là nhờ công sức hàng ngày cháu đi làm thuê cùng với sự cưu mang của bà con hàng xóm, chính quyền.
Thấy hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, bà con trong làng ai cũng thương cháu, có việc gì cũng gọi Lành làm để trả cho mấy lon gạo. Thương con vất vả, nhiều đêm tôi không thể ngủ được. Thấy tôi buồn, cháu nó lại động viên: "Mẹ phải khỏe để còn coi bố, chăm ông bà cho con đi kiếm tiền chứ".
Ông Lê Bá Lộc, chủ tịch xã Quảng Phú cho biết: "Đây là hoàn cảnh cực kỳ khó khăn tại địa phương chúng tôi. Mặc dù chính quyền đã nỗ lực hết sức hỗ trợ cho gia đình nhưng gánh nặng mưu sinh, chăm nuôi người bệnh tật, già yếu của 4 người trong gia đình vẫn đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của cháu Lành.
Cháu Lành ngoan, chăm chỉ học hành và đặc biệt rất có hiếu với cha mẹ, ông bà. Đây có thể xem là gương một học trò hiếu học, một người cháu, người con ngoan ngoãn ở địa phương chúng tôi".
Có những hôm ăn cháo nhiều quá, ông bà nội cháu thèm cơm nên trong nhà còn bao nhiêu gạo Lành mang ra nấu hết. Cháu còn chạy đi mua chịu hai quả trứng vịt, một chai nước mắm để về làm một bữa cơm tươm tất cho gia đình nữa.
Thấy mọi người ăn ngon miệng, Lành giả vờ no để nhường cơm cho ông bà, bố mẹ. Tôi biết hết, đẻ con ra tôi hiểu cháu lắm. Cháu hiếu thảo, thà nhịn đói chứ không để cho ông bà, bố mẹ đói bao giờ đâu. Những bữa cháu nhường cơm, nhường cháo là lòng tôi lại thắt lại, tôi không nuốt được.
Nhiều đêm cháu học đến tận khuya, tôi nhìn cháu mà nghĩ sao cuộc đời dài thế. Đến khi nào con tôi mới được ăn một bữa no. Các bạn ở độ tuổi cháu đứa nào cũng vạm vỡ, to lớn, nhưng con tôi ăn không có lấy đâu mà lớn. Tôi đau ở trái tim như một bà mẹ hèn, bất lực, không có cách nào lo cho con tôi được...”
Mẹ Lành vừa khóc vừa kể ước mơ của con: "Lành ham học lắm, cháu bảo khó mấy cháu cũng phấn đấu học hết cấp 3 để không bị lạc hậu, sau này có cơ hội sẽ học tiếp. Những ngày hè, con tôi đi làm thuê đủ việc để có tiền đóng học và mua sách vở. Trường cấp ba xa nhà gần 10 cây số, nhà tôi cũng không có điều kiện để mua cho cháu cái xe đạp nên cháu phải đi bộ đến trường. Cũng may đợt này có một cậu bạn thấy tội nên đạp xe sang nhà cho cháu đi nhờ".
Khi hỏi em có mơ ước gì không, Lành nói: "Em không dám mơ ước chị ạ. Vì nhà em nghèo quá, ăn không có lấy đâu ra tiền mà mơ ước được học này học nọ, làm này làm kia. Em chỉ mơ ước được học hết cấp 3 thôi ạ. Em còn phải lo cho ông bà nội, bố mẹ em nữa. Nhà mọi cái bây giờ đều dựa vào em hết nên em đâu dám nghĩ xa vời cho mình...
Từ khi còn nhỏ, em muốn mình trở thành một Sỹ quan Hải Quân, được mặc trên người bộ quần áo của người lính, được cầm súng để bảo vệ đất nước. Nhưng bây giờ thì em không dám mơ ước gì ngoài có đủ gạo nấu cơm cho ông bà, bố mẹ em".
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?