Con số nạn nhân bị Liên kết Việt lừa đảo không dừng lại ở 45.000 người mà đã tăng lên hơn 60.000, bị lừa nhiều nhất đến 6 tỉ đồng/người.
|
Tổng số tiền mà Liên kết Việt chiếm đoạt đã lớn hơn con số 1.900 tỉ đồng, nay chỉ còn 134 tỉ đồng. Trong hơn 1.900 tỉ trên, ‘trùm lừa’ Lê Xuân Giang và đồng bọn đã sử dụng khoảng hơn 100 tỉ đồng để trả hoa hồng, số còn lại sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.
Đó là những thông tin mới nhất do C46 Bộ Công an cung cấp đến thời điểm hiện tại.
Hơn 60 ngàn người bị lừa hơn 1.900 tỉ đồng
Đại tá Trần Quang Huy - Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng - Cục Cảnh sát kinh tế (C46) - Bộ Công an cho biết: Cơ quan này đang khẩn trương điều tra làm rõ hành vi thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt - LKV) do Lê Xuân Giang (tức Lê Xuân Hà) cầm đầu.
Lê Xuân Giang luôn xuất hiện trong trang phục Đại tá Quân đội
khi tham dự các sự kiện.
Theo C46, đến thời điểm nay số nạn nhân trong vụ án đã lên tới 60 ngàn người tại khoảng 27 tỉnh, thành phố. Người bị lừa ít nhất là 8,5 triệu đồng, người nhiều nhất lên tới 5-6 tỉ đồng. Đa phần các nạn nhân đã huy động tiền của bạn bè, người thân nộp cho LKV để hưởng hoa hồng.
Tuy nhiên, số nạn nhân bị LKV lừa đảo cũng như số tiền mà đơn vị này chiếm đoạt chỉ mới là ước tính chứ chưa phải là con số cuối cùng. Cơ quan công an vẫn đang kêu gọi các nạn nhân đến trình báo.
“Con số 1.900 tỉ đồng thiệt hại chỉ mang tính sơ bộ, bởi đây là tiền do các bị hại nộp vào LKV qua tài khoản mở tại các ngân hàng. Còn rất nhiều người nộp tiền mặt hiện vẫn chưa được thống kê”, Đại tá Huy cho biết.
Do số bị hại quá lớn nên Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định ủy thác điều tra cho 27 Cơ quan cảnh sát điều tra tại các tỉnh thành nơi LKV mở chi nhánh và văn phòng đại diện.
Việc ủy thác này tạo điều kiện cho các nạn nhân đỡ phải đi lại tốn kém. Nạn nhân ở địa phương nào thì liên hệ với công an các địa phương đó để trình báo.
Mới thu giữ được trên 134 tỉ đồng
Cũng theo C46, hoạt động lừa đảo của Liên Kết Việt xảy ra trong thời gian ngắn, khoảng 1 năm nhưng tính chất rất phức tạp. Những kẻ cầm đầu trong vụ án hoạt động trắng trợn, liều lĩnh, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Kết quả điều tra cho đến nay, C46 đã thu giữ 16 máy tính, toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi lừa đảo của Lê Xuân Giang và đồng bọn, đồng thời phong tỏa tài khoản và thu giữ số tiền trên 134 tỉ đồng.
Một chương trình trao thưởng ô tô, xe máy vào tháng 12/2014
của Công ty Liên kết Việt.
Hiện ngoài C46, các địa phương được ủy thác đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Đề cập đến tiền 1.900 tỉ đồng mà Lê Xuân Giang và đồng bọn đã huy động nhưng đến nay chỉ còn hơn 134 tỉ đồng, Đại tá Trần Quang Huy cho biết, Giang và đồng bọn đã sử dụng khoảng hơn 100 tỉ đồng để trả hoa hồng cho người tham gia vào hệ thống nhằm lôi kéo người khác tham gia, số còn lại sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.
Theo tài liệu, LKV đã ban hành các văn bản, quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng, soạn thảo ký khống 2 loại hợp đồng gồm Hợp đồng bán hàng đa cấp và Hợp đồng phân phối để yêu cầu người tham gia nộp tiền vào công ty.
Thực tế, tổng số tiền 5 mặt hàng do Liên Kết Việt mua để kinh doanh gồm máy khử độc ozne và 4 loại thực phẩm chức năng chỉ khoảng 7 tỉ đồng, số hàng bán là 9,6 tỉ đồng nhưng số tiền thu vào hơn 1.900 tỉ đồng cho thấy công ty này đã lợi dụng đa cấp để thu tiền nhằm mục đích chiếm đoạt.
Khoản tiền Liên kết Việt sử dụng chi hoa hồng cho người tham gia là 65% doanh thu (quy định chỉ 40%) là làm trái quy định Nghị định 42/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp.
Buông lỏng quản lý Nhà nước về kinh doanh đa cấp Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là Bộ công thương, Đại tá Trần Quang Huy khẳng định: “Có thể nói rằng việc quản lý doanh nghiệp đa cấp đang có vấn đề, chưa có trách nhiệm cụ thể. Một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bán được số lượng bao nhiêu, hàng hóa khai thế nào thì biết thế, không khai thì không biết. Hàng sản xuất để kinh doanh có chất lượng như thế nào cũng không ai kiểm soát”. Được biết, hiện quản lý các doanh nghiệp hoạt động đa cấp hiện nay thuộc thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương. Đây cũng là đơn vị đã cấp phép cho Liên kết Việt được hoạt động vào cuối năm 2014. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Tin vui: TP. HCM sắp xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chính thức 'soán ngôi' Landmark 81
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này