Đạo diễn Lê Quý Dương phụ trách viết kịch bản, tổng đạo diễn lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa khẳng định đây là chương trình “đặc biệt khó nhưng thú vị”.
![]() |
|
Lễ kỷ niệm diễn ra tại quảng trường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa vào 20h tối 8/5. Điều khó nhất theo lời đạo diễn Lê Quý Dương ở chỗ chương trình lễ kỷ niệm trực tiếp trên truyền hình dài 90 phút, nhưng chỉ có 50 phút cho nghệ thuật. Chương trình nghệ thuật có tính chất sử thi với tên gọi “Tỏa sáng non sông đất nước” làm nổi bật vùng đất và con người trải dài từ thời Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Trịnh-Nguyễn cho tới thời đại ngày nay.
Thành nhà Hồ, một trong những biểu tượng Thanh Hóa xuất hiện trên sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm
Dấu mốc 990 năm được tính từ khi hình thành tên gọi Thanh Hóa, vì vậy Lê Quý Dương cho rằng việc gói gọn tiến trình lịch sử trong 90 phút “sao cho đầy đủ, tinh tế, không thiếu, không thừa là một thách thức lớn đối với bất cứ tác giả, đạo diễn nào”. Được biết, Tỉnh Ủy, Ban Tuyên giáo, UBND và Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa mời hội đồng cố vấn bao gồm các nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam đến từ Viện Sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và chuyên gia Thanh Hóa để trao đổi, phản biện với một tinh thần hết sức khách quan và khoa học.
Huy động tới 500 nghệ sỹ, diễn viên trong đó có những tên tuổi dàn dựng chương trình kỳ cựu như NSND Hương Thơm, Trương Hải Thọ, Trần Bình, nhạc sỹ NSƯT Thế Việt, NSƯT Mạnh Tiến, nghệ sĩ Đạt Tăng. Trong dàn ca sỹ có thể kể tới Trọng Tấn, Anh Thơ, Huyền Trang, Lê Anh Dũng trong đó Trọng Tấn hát Chào sông Mã anh hùng với bản phối hoàn toàn mới, lồng ghép di sản văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa.
Đạo diễn Lê Quý Dương làm Tổng đạo diễn lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa
Kỹ thuật dàn dựng sân khấu chuyên nghiệp và hiện đại, với hệ thống màn hình LED hiện đại, hệ thống hình ảnh video, hệ thống pháo kỹ xảo sân khấu. Các chuyên gia pháo hoa kỹ xảo của Singapore phối hợp với Tổng đạo diễn và nghệ nhân Thanh Minh thiết kế kỹ thuật pháo hoa mở màn độc đáo, tương tác với video, múa và nghệ thuật âm nhạc trống đồng.
Sân khấu quảng trường cũng giúp đạo diễn thỏa sức sáng tạo, theo đó có sự kết hợp giữa mỹ thuật sắp đặt tĩnh và động với kỹ thuật hiện đại. Một mặt trống đồng lớn đường kính 15m được thiết kế giữa trung tâm sân khấu. Từ mặt trống đồng trung tâm mở ra hai phía là các di tích văn hóa lịch sử xưa và các công trình hiện đại hôm nay như đền Đồng Cổ, Thành Nhà Hồ, Tượng đài Lê Lợi (bên trái), mô hình biểu tượng của tỉnh, cầu Hàm Rồng và các khu công nghiệp hiện đại (bên phải).
“Nghệ thuật tuồng, chèo cổ, trống đồng, ngâm vịnh được kết hợp các thể văn tế, cáo sẽ được đan xen với ca múa nhạc với việc ứng dụng mỹ thuật sắp đặt tĩnh và động, kỹ thuật cơ học sân khấu, âm thanh, ánh sáng, pháo kỹ xảo và nghệ thuật trình chiếu video hiện đại… tạo nên một bức tranh đa sắc màu cho chương trình”, đạo diễn nói. Đáng chú ý có hơn 2970 ống pháo hoa kỹ xảo sân khấu được chia thành ba lần trong chương trình, mỗi lần 990 ống tượng trưng cho lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Siu Black: Tiếng cười độc đáo trên truyền hình và cuộc sống hiện tại
-
Thùy Tiên tung bộ ảnh khác lạ đọ sắc cùng Thiên Ân, khẳng định 'không chỉ là Hoa hậu'
-
Đỗ Thị Hà thú nhận từng hối hận vì đăng quang Hoa hậu
-
Hồ Quang Hiếu bất ngờ tuyên bố đã sẵn sàng cho đám cưới năm 2023 sau nhiều năm chia tay Bảo Anh




-
Trường Giang nói một câu khiến ai cũng nghẹn lòng khi nghe đồng nghiệp kể về mẹ
-
Vì sao vi phạm nồng độ cồn nghỉ Tết Nguyên đán 2023 tăng gấp nhiều lần mọi năm?
-
Tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết Quý Mão được hơn 30.000 liều
-
Tình đồng nghiệp đáng quý giữa nghệ sĩ Việt Hương và Chí Tài
-
Chưa khai hội, hàng vạn du khách đã đến Chùa Hương đi lễ đầu năm
-
Tết Quý Mão: Gần 380 ca khám, cấp cứu do pháo nổ, tăng mạnh so với năm trước
-
Quý Mão 2023: 3 con giáp cá Chép hóa Rồng, đón vận giàu sang tài lộc nhiều vô kể
-
Trấn Thành lên tiếng về tin đồn ký hợp đồng hôn nhân với Hari Won, hiếm hoi trải lòng về cuộc sống