Đông Á nói chung đều có nét tương đồng trong phong tục đón Tết Âm. Mỗi quốc gia có thể khác nhau và xê xích về ngày giờ đôi chút nhưng đều là ngày lễ đón năm mới theo cách tính của tuần mặt Trăng.
|
Thậm chí với sự gần cận về mặt địa lý, các nước còn được giao thoa văn hóa tạo nên sự giống nhau về tập quán và nghi thức đón Tết. Vào những ngày cuối năm, không riêng ở đâu, Đông Á tưng bừng như một bữa đại tiệc.
Bán đảo Triều Tiên cũng không nằm ngoại lệ. Tuy vậy, có vẻ chúng ta dễ dàng tìm kiếm được các thông tin và hình ảnh về ngày tết của Hàn Quốc hơn Bắc Triều Tiên. Đó là bởi "quốc gia bí ẩn" này đã từng không được có cái Tết cổ truyền trong một khoảng thời gian khá dài kể từ sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân thành lập. Suy nghĩ cho rằng Tết truyền thống là lưu giữ tàn tích của chế độ phong kiến cũ đã khiến Thủ tướng Kim Nhật Thành ra sắc lệnh dỡ bỏ, và người dân Triều Tiên từ lâu chỉ còn được nghỉ 1 ngày vào dịp Tết Dương.
Chỉ khoảng 20 năm trở lại đây, người Triều Tiên mới được các phương tiện truyền thông khuyến khích khôi phục văn hóa cổ truyền. Nhà nước Triều Tiên cũng đã đồng tình xác lập lại phong tục này. Trong 3, 4 ngày Têt, người dân được nghỉ làm, thăm hỏi gia đình, bày tỏ lòng thành với tổ tiên và không quên sự biết ơn đối với các vị lãnh đạo của họ, đặc biệt là cố chủ tịch Kim Jong Il.
Trên bán đảo nhỏ bé, dù là miền bắc hay Nam, ngày Tết được gọi là So-nal, các thành viên trong đại gia đình từ khắp nơi đều cố gắng trở về với mái ấm, mặc cho việc thiếu thốn nhiên liệu và vấn đề an ninh có ngăn trở đến đâu.
Trong ngày cuối cùng của năm cũ, người dân Triều Tiên chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước cửa nhà để xua đi cái xui xẻo của những ngày đã qua cũng như đón may mắn và tốt đẹp đến với năm mới. Những đứa trẻ sẽ cố gắng thức qua thời điểm nửa đêm vì theo truyền thuyết dân gian Triều Tiên, nếu chúng ngủ quên vào thời điểm này, mắt sẽ bị biến thành màu trắng.
Nghi lễ Cha-rye
Ngày đầu năm, người Triều Tiên thức dậy từ rất sớm, khi mặt trời vừa ló. Mỗi người sẽ lấy một ít tiền cho vào trong hình nộm bằng rơm, sau đó đem bỏ ra ngoài phố để đuổi tà ma, đón vận may. Các thành viên trong gia đình quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với chiếc bánh gạo và đậu xanh trong đó. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, họ tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.
Canh Ttok - kuk
Đến xế chiều, người ta lấy tóc rụng được thu thập trong năm đem ra đốt, mong sự bình an cho cả năm. Giống với Hàn Quốc ăn canh bánh gạo, người Triều Tiên có món bánh gạo nhỏ tên gọi là songpeon là ẩm thực đặc trưng.
Sáng mùng 1, mọi người đều diện trang phục truyền thống của dân tộc mới may dành riêng cho dịp Tết, có tên gọi Solbim, thường sặc sỡ vì được trang trí bằng 5 màu chính. Những người đàn ông sang nhà hàng xóm để chúc mừng nhau, phụ nữ thì không được phép tham gia vào tục lệ này, vì người dân Triều Tiên vẫn tin rằng gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo trong cả năm nếu người xông đất là phụ nữ. Do vậy họ thường giết thời gian bằng cách chơi một loại cờ dân gian có tên gọi là Yut Nori và cùng nhau chia sẻ đồ ăn, ca hát và nhảy múa.
Tuy ngày Tết ngắn ngủi và mang nhiều dư vị của chế độ nhưng đây là khoảng thời gian vui tươi hạnh phúc nhất của năm. Chính phủ Triều Tiên cũng cố gắng hết sức để "bao cấp" cho người dân của họ gạo và muối để có một cái Tết tươm tất, hay chí ít là no bụng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?