Sau hàng loạt vụ buôn người, chính quyền đã “giăng bẫy” bằng cách cho 7 thanh niên trong xã vờ “bán thân”, dụ các đối tượng buôn người lộ diện để bắt quả tang.
Hai lao động được gia đình chuộc lại kể lại sự việc |
"Món hàng" của chủ rẫy
Vụ việc bắt đầu từ khoảng gần hai năm trở lại đây khi nhiều thanh niên ở Sơn Hà (đa phần là người dân tộc H’re, Cơ tu…) do không có công ăn việc làm nên thường rủ nhau kéo lên các tỉnh Tây Nguyên xin làm thuê trong các trang trại, rẫy cà phê…
Nắm bắt được tâm lý cần việc của lao động nghèo, một số đối tượng đã tìm về tận địa phương, ký hợp đồng, cho ứng tiền trước… rồi đưa xe chở đi. Và nhiều người trong số đó đã “một đi không trở lại”. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần tiếp nhận đơn báo “mất tích người thân”, đơn kêu cứu, xin cho vay tiền để “chuộc người”… của nhiều hộ dân, song năng lực cũng như thẩm quyền có hạn nên phương án tìm hiểu thực hư, giải cứu hoàn toàn chưa có.
Câu chuyện thực sự “nóng” khi hơn một tháng trước đây, anh Đinh Quốc (24 tuổi) và Đinh Bài (31 tuổi, đều trú thôn Nham) gửi đơn tố cáo về việc mình bị lừa bán sức lao động. Theo tường trình của các nạn nhân, khoảng cuối tháng 7/2012 có một phụ nữ tên Hoa lên địa phương thuê nhiều lao động, cam kết lương 3,5 triệu đồng/tháng. Thấy “bùi tai” anh Quốc và Bài cùng bốn thanh niên khác trong xã theo bà Hoa lên Tây Nguyên làm việc.
Tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), họ bị nhốt vào một ngôi nhà ở thôn Đoàn Kết (huyện Đức Trọng) và luôn có người canh cửa, đến giờ ăn mỗi người chỉ được phát một tô mì tôm “cầm hơi”. Trong phòng này còn có rất nhiều người đến từ tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Thanh Hóa… đã bị nhốt sẵn trước đó. Hơn một ngày bị “cầm tù”, buổi chiều họ được một số chủ rẫy đến “xem mặt” rồi “mua” về.
Khi hết thời hạn hợp đồng, họ lại được chủ rẫy “trả lại” nơi tập kết hoặc bán cho các chủ khác. Cứ như thế, cái vòng lẩn quẩn của của người lao động đã chui vào đây thì khó tìm thấy đường về.
Điều đáng nói là ngược lại hoàn toàn với cam kết trước đó, lương mỗi người chỉ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng chứ không phải 3,5 triệu như lời người phụ nữ đi tuyển dụng. Nếu ai không chịu ký hợp đồng đi làm thì bị một số đối tượng “cai” trong nhà tập kết đánh đập, hành hạ rất dã man. Còn ai muốn về lại quê phải chi ra hơn 3 triệu đồng.
Hai nạn nhân này còn cho biết, lao động sau khi được “mua” bị đưa đi rất xa nơi nhốt, bị tịch thu hoàn toàn điện thoại, giấy tờ tùy thân khiến họ “không biết đường đâu mà lần”, có muốn trốn thì cũng chịu. Anh Bài và anh Quốc được cùng một chủ mua về, mỗi ngày hai “phu” này phải làm việc 12 - 14 tiếng đồng hồ hoặc hơn. Họ vừa phát quang rừng rậm, vừa chăm sóc, thu hoạch cây trồng trong rẫy, công việc cực nhọc nhưng ăn uống không khác gì nô lệ.
Thấy đây giống một kiểu “bán thân”, không tù mà cũng như tù, trong một lần mượn được điện thoại, họ đã liên lạc cầu cứu gia đình. Gia đình 2 nạn nhân phải chạy vay mượn tiền khắp nơi, đón xe đò lên Lâm Đồng chuộc anh Bài và Quốc về với "giá" 6,2 triệu đồng/1 người. Song song lúc này, anh Đinh Trường (20 tuổi, trú xóm Trường, Sơn Hạ) cũng đã liên lạc được với gia đình chuộc về. Số người còn lại gồm Đinh Quang Huy (SN 1996), Đinh Bao (SN 1996), Đinh Mang (SN 1983) thì vẫn còn mất tích, đến nay không một lần liên lạc với người thân, gia đình…
Đáng thương nhất là chị Đinh Thị Lốt (25 tuổi, vợ của Đinh Mang) ngày nào cũng “cắp” hai con ra đường trông ngóng chồng, cha. Nhà nghèo, không công ăn việc làm, không biết chữ nghĩa, 3 mẹ con đều trông chờ vào người đàn ông trụ cột Đinh Mang. Thế nhưng, sau khi đưa cho vợ 500 ngàn đồng tiền tạm ứng, anh Mang đi đến nay đã gần hai tháng mà không thấy một lời nhắn gửi. Trong khi đó, thông tin người lao động bị áp bức, đánh đập… khiến mẹ con chị Lốt đau xót, héo mòn.
Ông Cao Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hạ
Dựng kịch bản “úp sọt” nhóm buôn người
Những ngày tháng 9 vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao vụ việc công an xã Sơn Hạ khám phá một đường dây đã từng lừa nhiều thanh niên địa phương lên huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) rồi “bán” lại cho các chủ rẫy áp bức lao động. “Chiến tích” lần này là Công an xã ngăn chặn bảy thanh niên đang cần việc làm, “suýt” bị một số đối tượng dụ dỗ đưa đi làm.
Tuy nhiên, tình tiết ly kỳ của cuộc giải cứu “nạn nhân” lại không được nhắc đến, bởi lý do đơn giản: Đây là kịch bản được lực lượng chức năng xã dàn dựng trước đó. Bảy thanh niên “bị bán” thực chất là những nông dân, người bán hàng, thợ thủ công, công an viên của xã… được “cài cắm đóng thế” để dụ dỗ cho nhóm buôn người xuất hiện.
Mắt xích trong đường dây buôn người bị bắt quả tang là Lê Quang Kiên (31 tuổi, trú phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi), hành nghề xe ôm. Hắn được cho là một khâu quan trọng của đường dây lừa bán lao động, phải tra tay vào còng khi đang tiến hành giao dịch, đưa bảy thanh niên lên xe taxi xuống Quảng Ngãi để tiếp tục lên Tây Nguyên.
Qua khai thác nhanh, Kiên khai nhận là phụ tá của nữ đối tượng tên Hoa. Người phụ nữ này đã nhiều lần nhờ Kiên tìm và đưa người lao động đi Tây Nguyên. Cùng lúc đó, các “diễn viên đóng thế” cho biết, qua mai mối nhiều lần trước đó, có một phụ nữ tự xưng tên Hoa đã liên lạc qua điện thoại, hứa đưa mọi người lên tỉnh Đắk Lắk làm việc với mức lương hơn 3,5 triệu đồng/ tháng. Người này cho biết sẽ lo mọi chi phí và cho ứng trước tiền.
Lần tìm dấu vết đối tượng Hoa, khai thác thông tin từ người tài xế taxi tên Đỗ Phú (22 tuổi, trú xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), được biết anh vừa chở một phụ nữ đến một ngân hàng ở Quảng Ngãi rút tiền. Sau đó người phụ nữ này thuê taxi của anh đi lên huyện Sơn Hà, đưa 3,5 triệu đồng cho đối tượng tên Lê Quang Kiên để chở bảy thanh niên xuống thành phố Quảng Ngãi “tập kết”.
Tuy nhiên, có thể linh tính được sự xuất hiện của mình ngay tại địa phương không an toàn nên đối tượng đã xuống xe giữa chừng rồi gửi tiền cho tài xế taxi nhờ đưa cho Kiên. Theo tài xế này, đây không phải là lần duy nhất anh tiếp xúc cũng như “giúp đỡ” người phụ nữ nêu trên trong vấn đề giao tiền.
“Kịch bản dựng lên với mong muốn tiếp cận, làm rõ một số đối tượng, đặc biệt là nhân vật nữ tên Hoa, nhưng đáng tiếc đã để bị vuột mất kẻ “đầu sỏ””, ông Cao Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hạ, người lập mưu tóm bắt nhóm buôn người cho biết. Tuy nhiên, kịch bản này không uổng công.
Qua nhiều nguồn tin khác nhau, phía cơ quan chức năng xã cũng kịp xác minh được thông tin ban đầu về nhân vật tên Hoa đó có tên thật là Lê Thị Mỹ Lệ. Lệ là người địa phương khác, thường đến Quảng Ngãi rồi thuê trọ sống gần khu vực bến xe.
Qua nhiều lần “bắt mối” với người quen ở Trà Tân (huyện Trà Bồng) để tìm hiểu tình hình lao động địa phương, chị ta tung tiền “câu” thêm một số mắt xích như Kiên vào đường dây lừa lao động. Thông tin này đã được chính quyền xã báo lên Công an huyện Sơn Hà, Công an tỉnh Quảng Ngãi để tiếp nhận, điều tra theo thẩm quyền, truy tìm tung tích đối tượng Lê Thị Mỹ Lệ.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?