Đây là thứ "nhẵn mặt" trong đồ ăn thức uống của chúng ta nhưng ít ai để ý tới. Nếu lạm dụng và dùng trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
|
Mọi người đều biết những tác hại nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu. Nhưng trên thực tế, có một thứ mà chúng ta thường xuyên tiêu thụ trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là siro fructose, hay còn lại là chất tạo ngọt nhân tạo, đường ngô, đường lỏng.
Siro fructose có hại hơn so với đường thông thường
Kể từ khi được phát minh ra vào năm 1970, siro fructose đã khiến tỷ lệ béo phì của người Mỹ tăng gấp 3 lần, từ 13% lên 40%, bệnh gút tăng từ 3% lên 9%, bệnh tiểu đường từ dưới 1% lên 7,4%. Đây đều là những con số đáng báo động nói chung trên toàn thế giới.
Năm 2014, Tạp chí dinh dưỡng Mỹ công bố một nghiên cứu: "Siro fructose có hại hơn cả đường".
Wayne Potts, một nhà nghiên cứu khoa Sinh học tại Đại học Utah cho biết, vào khoảng giữa những năm 1970, có một làn sóng từ bỏ các loại đường thông thường và chuyển sang dùng siro fructose. Sự thay đổi này trùng với thời điểm bệnh tiểu đường và béo phì đang dần trở nên phổ biến ở Mỹ.
Siro fructose là gì?
Siro fructose là một chất tạo ngọt có nguồn gốc từ tinh bột ngô, thông qua quá trình phân hủy enzyme. Nó chứa cả đường glucose và fructose, được chia làm 3 loại là số 42, số 55 và số 90.
Trong đó, siro fructose số 42 thường được sử dụng để làm các loại bánh ngọt. Số 55 phổ biến trong đồ uống như nước ngọt có ga. Còn số 90 ít được ưa chuộng, bởi hàm lượng đường fructose quá cao, cực kỳ ngọt.
Từ khi siro fructose ra đời vào năm 1970, nó ngay lập tức được các nhà sản xuất thực phẩm ưa chuộng vì giá thành rẻ, độ ngọt cao, dễ lên men, lên màu đẹp, hạn sử dụng lâu. Chính vì thế, chất tạo ngọt này ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Kể từ đó, bánh ngọt, bánh quy, nước hoa quả, nước sốt cà chua, đồ hộp và nhiều loại thực phẩm vốn trước đây không có vị ngọt, nay được cho thêm vào tùy theo mức độ khác nhau.
Tác hại của siro fructose là gì?
Khi cơ thể ăn quá nhiều đường fructose, nó sẽ mang lại gánh nặng chuyển hóa rất lớn cho gan. Đặc biệt là nó gây ra những căn bệnh sau đây:
- Béo phì
Nếu là đường fructose trong trái cây tươi, nó sẽ có chứa thêm chất xơ, khiến cơ thể hấp thụ chậm. Trong khi đường fructose lỏng trong siro fructose khiến cơ thể hấp thụ với tốc độ cực nhanh sau khi vào cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều chất tạo ngọt này chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng.
Việc tiêu thụ quá nhiều siro fructose chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng.
- Gan nhiễm mỡ
Đường glucose cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Glucose dưa thừa sẽ được lưu trữ ở gan hoặc cơ dưới dạng glycogen. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa siro fructose, chất béo sẽ tích tụ ngày càng nhiều xung quanh gan, lâu dần gây ra gan nhiễm mỡ.
- Tiểu đường
Khi gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn, hiện tượng chuyển hóa lipid trong máu cũng trở nên bất thường, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Năm 2006, một nghiên cứu của Đại học Harvard về "chất tạo ngọt bổ sung", cho thấy phụ nữ nếu uống nhiều nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những phụ nữ ít tiêu thụ.
- Bệnh gút
Ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ và kháng insulin không phải nguyên nhân từ rượu, tiêu thụ nhiều siro fructose trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh gút.
Năm 2011, một nghiên cứu của tiến sĩ Hyon choi từ Bệnh viện Đại học Boston, Mỹ, khảo sát trên 46.000 người trong 12 năm, kết quả cho thấy, người uống nước ngọt có chứa siro fructose 5 - 6 lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 29%. Đặc biệt, nhóm những người tiêu thụ siro fructose 2 lần một ngày có nguy cơ mắc bệnh gút lên tới 85%.
Làm thế nào để hạn chế tiêu thụ siro fructose?
Hạn chế tiêu thụ siro fructose sẽ phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Xem kỹ thành phần
Khi mua các loại đồ uống đóng hộp hay bánh ngọt, bạn hãy xem danh sách thành phần và nguyên liệu để biết nó có chứa siro fructose hay không.
- Hạn chế uống trà sữa, nước ngọt
Trà sữa cũng như nhiều loại thức uống có ga hay nước ngọt, đều sử dụng nhiều siro fructose để tạo ngọt. Vì vậy, bạn cần cân nhắc tiêu thụ loại đồ uống này mỗi ngày.
- Tăng cường các loại đồ uống tự nhiên
Các loại đồ uống tự nhiên như sữa, nước cam, nước dừa... nên được bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra, thức uống lành mạnh nhất chính là nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/ke-giet-nguoi-kinh-khung-hon-ca-duong-va-ruou-khong-ngo-la-thu-chung-ta-van-an..
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này