Đan Mạch từng hùng hồn tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là mối nguy cho xã hội, dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế vào cuối tháng 8/2021.
|
Đan Mạch là một trong những quốc gia thường xuyên đứng top 1 của các bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới. Năm 2021, nước này đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng của báo cáo hạnh phúc thế giới (WHR) nhưng đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất để sống và làm việc dành cho phụ nữ.
Thế nhưng giờ đây chẳng ai mấy quan tâm đến điều này nữa. Tất cả những gì mọi người nhìn thấy ở Đan Mạch hiện nay chỉ là sự tiếc nuối khi quốc gia giàu có, tiêm chủng nhiều tại Bắc Âu này hùng hồn mở cửa thoát dịch để rồi giờ đây khốn khổ với biến chủng Omicron.
Lên voi xuống... hố
Đan Mạch từng hùng hồn tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là mối nguy cho xã hội vào cuối tháng 8/2021 và dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế chống dịch từ ngày 10/9. Tại thời điểm đó, Đan Mạch chỉ ghi nhận hơn 340.000 ca nhiễm và hơn 2.500 trường hợp tử vong, trong khi 70% dân số đã tiêm chủng. Số ca nhiễm mới bình quân của Đan Mạch chưa đến 200.
Việc quốc gia giàu có này mở cửa trở thành điểm sáng tại Châu Âu với giấc mơ bình thường hóa cuộc sống sau 2 năm đại dịch. Thế nhưng với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, Đan Mạch đã cho cả thế giới thấy ngay cả một quốc gia giàu có tiêm chủng nhiều cũng chưa thể thoát khỏi Covid-19.
Kể từ khi xuất hiện vào tháng 11, biến chủng Omicron đã khiến Đan Mạch có hơn 617.000 ca nhiễm và 3.076 trường hợp tử vong, tăng 100% so với 4 tháng trước đó bất chấp việc 81% dân số đã tiêm chủng. Số ca nhiễm mới mỗi ngày liên tiếp phá kỷ lục và tăng 100% sau mỗi 2 ngày. Các cơ sở xét nghiệm phải làm việc ngày đêm để theo kịp tốc độ lây lan đại dịch.
"Tháng tới sẽ là thời điểm khó khăn nhất với Đan Mạch", chuyên gia trưởng về dịch tễ học Tyra Grove Krause của Viện huyết thanh quốc gia Đan Mạch (SSI) cảnh báo.
Theo tờ Washington Post, biến chủng Omicron được dự đoán là sẽ có triệu chứng nhẹ cũng như dễ kiểm soát hơn Delta, qua đó đưa đại dịch Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu như cúm mùa thông thường. Thế nhưng tốc độ bùng nổ của đại dịch tại Đan Mạch lại đang cho thấy một câu chuyện khác.
Mặc dù vẫn chưa rõ tác động của Omicron nhưng nhiều chuyên gia khẳng định ngay cả với kịch bản trung bình, các bệnh viện Đan Mạch cũng sẽ quá tải vì số ca nhiễm quá nhiều.
"Các bệnh viện chắc chắn sẽ quá tải, tôi khẳng định điều đó", chuyên gia Krause cảnh báo.
Chuyên gia Tyra Grove Krause
Chuyên gia Krause cùng đội ngũ của mình đã làm việc để tìm hiểu cách vaccine phòng chống đại dịch Covid-19 trước khi biến chủng Omicron xuất hiện. Theo đó vaccine tạo ra 2 lớp bảo vệ, tầng đầu tiên làm giảm số ca lây nhiễm và tầng thứ 2 làm giảm số người chết cũng như chuyển nặng. Hai lớp bảo vệ này được cho là nguyên nhân chính khiến kiềm chế đại dịch Covid-19 trước khi biến chủng Omicron xuất hiện.
Vậy nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy các lớp bảo vệ này đang bị vô hiệu hoá. Những người tiêm chủng đủ 2 mũi vẫn lây nhiễm biến chủng Omicron tương tự như người chưa tiêm. Dù người tiêm tăng cường được bảo vệ tốt hơn nhưng có đến ¾ dân số Đan Mạch chưa được tiêm mũi thứ 3.
Khủng hoảng mới
Tờ Washington Post cho hay trước đây các bệnh viện Đan Mạch chưa bao giờ có quá 1.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị trong bất kỳ thời điểm nào, cho dù là trong giai đoạn đỉnh dịch mùa đông năm 2020.
Thế nhưng với các dự báo gần đây, nhiều khả năng mỗi ngày các bệnh viện sẽ phải nhận thêm 500 ca mới mỗi ngày vào đầu tháng 1/2022. Con số này thậm chí có thể đạt 800 ca/ngày nếu Omicron thực sự có tác động xấu hơn nhiều so với Delta.
Nếu tính cả các trường hợp có triệu chứng nhẹ không cần điều trị, trước đây Đan Mạch chưa bao giờ có quá 5.000 ca nhiễm mới mỗi ngày thì vào ngày 17/12/2021 mới đây, số ca nhiễm mới đã vượt 11.000/ngày. Trong 1 tuần tới, con số này được dự báo đạt 27.000 ca nhiễm và sẽ tăng mạnh chưa từng thấy tính đến tháng 1/2022.
Trước cuộc khủng hoảng mới, Đan Mạch đã hoàn toàn vỡ mộng thoát khỏi đại dịch Covid-19 như lời tuyên bố mở cửa trước đây và nhanh chóng ra lệnh giới hạn thời gian hoạt động các quán bar lẫn nhà hàng. Đồng thời, chính phủ cũng tái khuyến khích người dân làm việc tại nhà, cho học sinh nghỉ Giáng sinh sớm...
Tuy nhiên theo chuyên gia Krause, kể cả khi Đan Mạch tái phong tỏa hoàn toàn thì số ca nhiễm vẫn sẽ tăng vượt tầm kiểm soát do biến chủng đã lây lan trong cộng đồng.
Đan Mạch mở cửa sớm sau khi đã tiêm chủng cho hơn 70% dân số
Các động thái mới và những dự báo mới này khiến toàn thế giới lo lắng bởi hệ thống y tế của Đan Mạch được cho là đã làm rất tốt trong đợt dịch trước. Quốc gia này xét nghiệm nhiều hơn hầu hết mọi nước trên thế giới, nhiều gấp 7 lần Mỹ. Kết quả xét nghiệm được trả trong vòng 24 tiếng và chỉ mất 2 ngày để biết đối tượng mắc biến chủng nào.
Đặc biệt, việc xét nghiệm này hoàn toàn miễn phí với cả công dân lẫn khách du lịch đang hiện diện ở Đan Mạch.
Cách đây 1 năm, Đan Mạch đã nhanh chóng giãn cách và giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm khi biến chủng Delta bùng phát. Tuy vậy lần này chính phủ không chọn phong tỏa vì tự tin vào thành công trước của mình để rồi làn sóng Omicron đã lây lan rộng.
Giờ đây, trong khi nhiều người hy vọng Omicron sẽ gây các triệu chứng nhẹ hơn Delta nhưng tốc độ lây kinh khủng của biến chủng này đang khiến hệ thống xét nghiệm tại Đan Mạch quá tải. Trong vài tuần qua, Viện SSI đã phải tuyển thêm 100 nhân sự mới cũng như mua thêm 20 máy xét nghiệm PCR.
Dẫu vậy, tốc độ lây lan của Omicron vẫn khiến các nhà khoa học bất ngờ khi chúng vượt Delta. Tính tới ngày dữ liệu mới nhất 13/12, Omicron đã chiếm tới 26,8% ca nhiễm mới tại Đan Mạch, cao hơn rất nhiều so với 4,9% chỉ 1 tuần trước đó.
"Omicron lây lan quá nhanh, thậm chí tôi không thể không nghĩ đến khả năng toàn bộ người dân sẽ bị nhiễm biến chủng này", chuyên gia phân tích Arieh Cohen của SSI phải thốt lên.
Không riêng gì Đan Mạch, nhiều nước Phương Tây cũng đang sốt sắng vì Omicron. Tại Anh, Thủ tướng Bói Johnson đã cảnh báo về làn sóng lây lan mới khi Omicron vượt Delta thành biến chủng thống trị số ca nhiễm mới.
Mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn vì biến chủng Omicron
Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Châu Âu (ECDC) thì cảnh báo biến chủng này sẽ thống trị toàn Châu Âu vào tháng 2/2022.
Tại Mỹ, số liệu của CDC cho thấy Omicron đã chính thức vượt Delta để trở thành biến chủng thống trị với 73% số ca nhiễm mới. Thậm chí tại một số khu vực, tỷ lệ này còn cao hơn 90% và các nhà khoa học cảnh báo tình trạng quá tải bệnh viện sẽ diễn ra trong sớm muộn.
Nguồn: 22/12/2021 0https://doanhnghieptiepthi.vn/hung-hon-tuyen-bo-thoat-covid-19-dan-mach-gio-day-that-thu..
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước