Bức thư của em Đỗ Hồng S, học sinh lớp 11 năm học 2013-2014, bày tỏ mong muốn đến trường một cách mãnh liệt.
Em S gửi thư cầu cứu Chủ tịch nước |
Câu chuyện “Học sinh bị đình chỉ học viết thư gửi Chủ tịch nước” đã lay động rất nhiều người, nhưng bức xúc hay sẻ chia chưa phải là vấn đề. Quan trọng là hiểu ai là người có lỗi và cách tháo gỡ.
Khát khao đi học của nam sinh bị đình chỉ học
Bức thư của em Đỗ Hồng S, học sinh lớp 11 năm học 2013-2014, bày tỏ mong muốn đến trường một cách mãnh liệt. Bức thư có đoạn: "Cháu tên là Đỗ Hồng S, cháu sinh ngày 12/8/1997, cháu đang là học sinh lớp 11 A5 trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cháu viết thư này cho bác với mong muốn giúp cháu để cháu được tiếp tục đi học...
Em S tư lự khi nghĩ về gián đoạn chuyện học của mình. Ảnh Hồng Chuyên
"...Cháu đã hai lần bị hiệu trưởng nhà trường đình chỉ học vì lý do gia đình cháu không có hộ khẩu ở Hà Nội. Lần đầu bố cháu đến nhà trường sẽ cam kết sẽ chuyển khẩu cho cháu về Hà Nội để cháu được học tiếp tục học tập. Đến nay, nhà trường đã đình chỉ không cho cháu học vì gia đình cháu chưa chuyển xong khẩu".
"... Cháu chỉ mong muốn được đi học nhưng bố mẹ cháu bảo nếu phải chuyển ra trường dân lập học thì cháu phải nghỉ học vì gia đình cháu không có tiền đóng học cho cháu. Cháu viết thư này cho Bác mong Bác nói với cô hiệu trưởng cho cháu tiếp tục đi học, cháu chỉ mong muốn như vậy thôi".
Ngay khi bức thư được cộng đồng mạng truyền nhau, PV đã có mặt gặp gỡ gia đình Đỗ Hồng S (người viết bức thư này). Những gì chúng tôi chứng kiến, đúng như những gì cháu trình bày.
Gia đình S quê gốc Hải Phòng, do làm ăn thất bại, gia đình chuyển lên đây và ở tạm trong khu lán tôn chứng 12 m2 có gác xép. Bên dưới lốp ô tô để lung tung, phía trên gia đình cháu học tập ngủ nghỉ. Chia sẻ với PV, Đỗ Hồng S cho biết: “Cháu đã bị đình chỉ học từ trước tết, cháu rất muốn đi học”
Mẹ cháu S, chị Trịnh Thị Hà Hải cho biết: “Gia đình đã làm thủ tục chuyển khẩu cho cháu về nhiều lần nhưng quá khó. Khi thì tạm trú 3 năm phải thuê nhà mới được. Giờ khó quá. Gia đình tìm cách nhập khẩu về bác dâu của cháu, nhưng thủ tục đòi hỏi thay đổi người giám hộ. Mà thay đổi người giám hộ thì lại phải làm thủ tục chúng tôi không có khả năng nuôi con...”
Chị buồn bực kể: “Chúng tôi cũng mong muốn để cháu theo học trường công lập nhưng cố làm thủ tục hộ khẩu nhưng không được. Hiện tại gia đình cũng khó khăn không cho cháu theo học dân lập được”.
Ai có lỗi?
Ngay khi chuyển ảnh bức thư lên mạng xã hội, nhiều người đã tỏ ra bức xúc khi chỉ vì chuyện hộ khẩu mà một em học sinh khá của trường Trần Hưng Đạo- Thanh Xuân (HN) có thể sẽ phải gãy gánh giữa chừng. Mọi sự uất ức đều đổ lên nhà trường và ngành giáo dục đã vì hộ khẩu mà xâm phạm đến quyền quan trọng của con người được quy định tại Hiến pháp, quyền được học tập.
Căn lán xập xệ vừa làm xưởng vá xe vừa làm nơi ở, học hành của em S. Ảnh Hồng Chuyên
Theo Thông báo số 08/TB-THDTX do bà Hiệu trưởng Phạm Thị Tâm gửi đến phụ huynh của em, học sinh Đỗ Hồng S đã làm thủ tục nhập học vào lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo-TX năm 2012-2013 với cam kết sẽ nộp Hổ khẩu chính (thường trú tại Hà Nội). Tuy nhiên gia đình không thực hiện cam kết. Có nghĩa, theo nhà trường HS Đỗ Hồng S phải tạm ngưng học vì không có hộ khẩu Hà Nội.
Nhà trường đã viện dẫn Quyết định 4226/SGD&ĐT-QLT, về quy định hộ khẩu trong tuyển sinh. Tại Mục I, điểm 1. Quy định về Tuyển sinh vào trường THPT công lập như sau: “Toàn Thành phố có 12 KVTS, HS (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT ở KVTS nào được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập của KVTS đó”.
Như vậy, Hà Nội đã quy định rất rõ về đối tượng tuyển sinh vào công lập tại các trường công lập là học sinh có HKTT (hộ khẩu thương trú) hoặc bố mẹ có HKTT tại Hà Nội.
Ngày 19/2, bà Nguyễn Thị Phương - Hiệu phó trường THPT Trần Hưng Đạo cho PV biết trường hợp của em S là trường hợp duy nhất nhà trường buộc phải cho em tạm dừng học vì gia đình em Sơn đã làm không đúng theo cam kết.
Bà Phương cho biết thực tế việc tạm dừng học từ ngày 15/1, lý do tạm dừng học vì em S chưa hoàn thành thủ tục hộ khẩu. Trước đó gia đình em S đã lên nhà trường làm cam kết nhiều lần về việc sẽ thực hiện việc chuyển khẩu cho em S.
Theo bà Phương, việc của em S nhà trường làm theo đúng quy định. Nhà trường đã nhiều lần thông báo cho gia đình để gia đình hợp tác tạo điều kiện học tập cho cháu Sơn.
Trao đổi với PV, Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TpHCM) khẳng định: “Chính sách không có lỗi. Chính sách điều tiết các nhu cầu và lợi ích xã hội, không để cho hiện tượng chỗ thiếu thiếu quá, chỗ thừa thừa quá. Việc yêu cầu hộ khẩu thường trú tại khu vực nào học tại khu vực đó không sai. Ngoài ra, Nhà nước vẫn có mô hình dân lập để đảm bảo quyền học tập của công dân”.
Tuy nhiên, luật sư cũng không ngần ngại nói thẳng: “Cái sai thứ nhất là nhà trường đã nhận học sinh không đúng quy định ngay từ đầu. Cái sai thứ 2, nhà trường đã đình chỉ học sinh đúng vào thời điểm giữa năm học. Điều này gây khó cho học sinh tìm trường. Thời điểm đình chỉ có thể cuối năm học lớp 10 hoặc cuối năm học lớp 11 thì vấn đề đỡ bức xúc đến như vậy”.
Vậy để xảy ra câu chuyện này, có lỗi vẫn là người lớn, là trường học, là cha mẹ đã không có phương cách phù hợp để ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.
Để em Đỗ Hồng S được tạo điều kiện học tập tốt nhất rất cần nhà trường, Sở GD&ĐT Hà Nội, các cơ quan thủ tục hộ khẩu tại Hà Nội, tạo điều kiện để em được thực hiện quyền quan trọng của mình đã được ghi trong Hiến pháp, quyền học tập.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?