Gió mạnh, kèm mưa lớn khiến nhiều cây xanh trên phố Hà Nội bị quật đổ. Nhiều ô tô bị cây xanh đè bẹp dúm.
|
Lúc 6 giờ ngày 28/7, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10. Tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông; trên khu vực đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.
Dự báo, trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thêm. Mưa to đến rất to tập trung ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình.
Các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong 6-12 giờ vừa qua, ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-100mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 126mm, Ninh Bình 173mm, Thái Bình 186mm.
Đến 16 giờ ngày 28/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành vùng áp thấp, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) sáng nay (28/7) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-11.
Các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Việt Bắc và Tây Bắc.
Tại Hà Nội: Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, từ đêm qua, gió đã mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, mưa rất to, lượng mưa khoảng 100-200mm.
Sáng 28/7, mưa lớn vẫn tiếp tục đổ xuống kèm theo gió lớn rít mạnh, khả năng cao xảy ra úng ngập tại 16 điểm ngập nghiêm trọng của thành phố.
Cây đổ chắn ngang đường tại ngã tư Lê Thánh Tông- Trần Hưng Đạo:
Ảnh Nguyễn Ngọc Khánh
Khoảng 3h sáng 28/7, do ảnh hưởng của bão số 1, mưa kèm gió lớn bắt đầu quật mạnh và càng lúc càng tăng về cường độ. Đến gần 6h sáng, gió bão vẫn gầm rít rất mạnh, nhiều tuyến đường đã ngập sâu, cây cối đổ ngổn ngang.
Ghi nhận của phóng viên, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Chùa Bộc, Tây Sơn, đường Láng cây đổ ngổn ngang. Nhiều cây lớn đổ chắn ngang đường, đè lên cả ô tô. Một số biển quảng cáo đã bị tốc mái.
Trong sáng nay 28/7, các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đã có thống kê ban đầu về thiệt hại do bão số 1.
Tại Nam Định:
Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho hay, hiện tại trên địa bàn tỉnh bị mất điện. Mưa và gió đã giảm. Thống kê ban đầu từ các địa phương, không có thiệt hại về người; 5 tàu cá của ngư dân bị đánh chìm; nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng. Trên các tuyến phố, nhiều cây xanh bị quật gãy; một số tuyến phố bị ngập úng, các phương tiện di chuyển gặp khó khăn.
Ninh Bình:
Ông Đinh Văn Điến, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình cho hay, theo báo cáo nhanh từ các địa phương, đến 5h sáng nay không có thiệt hại về người; khoảng 36.000ha lúa và hoa màu bị ngập úng. Hiện tại, một số quận, huyện đang bị mất điện. Nhiều cây cối bị đổ; mái nhà tốc mái.
Lượng mưa từ 19h ngày 27/7 đến 06h ngày 28/7: Cúc Phương: 153,9mm; Nho Quan: 127,7mm; Gián Khẩu: 166,9mm; TP. Ninh Bình: 234,9mm; Tam Điệp: 156,9mm; Bến Đê: 199,7mm.
Thái Bình:
Ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho hay, nhiều cây xanh có đường kính 20 cm ở thành phố Thái Bình gục đổ sau khi bão đổ bộ.
“Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi mới ghi nhận thiệt hại ban đầu về cây đổ, mái nhà tốc, diện tích hoa màu bị ngập. Chưa ghi nhận thiệt hại về người khi bão đổ bộ. Trên địa bàn, mưa đã ngớt, gió nhẹ”, ông Diên cho hay.
Cây đổ đè lên ô tô ở phố Trần Thánh Tông. Ảnh Minh Đức
Mái tôn bị gió thổi tung tại đường Hoàng Minh Giám. Ảnh Bin Sơn
Cây đổ trên đường Trần Thánh Tông và Hai Bà Trưng (Ảnh Otofun)
Gió giật mạnh, mưa lớn, cây đổ gục trên đường Nguyễn Văn Cừ, Long Biên.
Đường xá thưa thớt bóng người dù đã sắp tới giờ cao điểm.
Trên đường Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, HN. Gió vẫn tiếp tục thổi mạnh, cây xanh đổ ngổn ngang khắp đường. Một cây điệp ở ngã ba Thanh Nhàn- Võ Thị Sáu đổ làm gãy cột điện
Cây xanh, cột điện đổ liên tiếp chắc ngang trên đường Võ Thị Sáu đối diện
số nhà 91, hiện đoạn đường này đang ùn tắc
Gió quật ngã người đi đường trên phố Hà Nội. Ảnh Trần Hải Triệu
Đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy đoạn trước mặt toà nhà IPH cây đổ ngang
đường khiến các phương tiện giao thông không thể di chuyển
Đường Cầu Giấy đoạn ngã 3 Trần Đăng Ninh có ít nhất 3 cây đổ,
CSGT đã phải dùng xe thùng chặn tuyến
Rào chắn hai bên đường Cầu giấy bị đánh bật gây cản trở giao thông
Đoạn Chùa Hà có ít nhất 3 cây to bị đổ, ô tô không thể đi qua tuyến này
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Ai là người có lương hưu cao nhất Việt Nam? Con số 'khủng' đến mức nào mà khiến nhiều người giật mình
- Đấu giá biển số vừa diễn ra, đắt nhất ở tỉnh thành nào?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM