Theo Nghị định mới, từ ngày 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng sẽ tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng, tức là mức tăng 35,7%.
|
Tăng mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi lên 35,7% cho người có công với cách mạng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, theo các sửa đổi được quy định tại Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023.
Từ 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi dành cho người có công với cách mạng sẽ tăng 35,7%. Ảnh: Thành ủy Hà Nội
Theo Nghị định mới, từ ngày 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng sẽ tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng, tức là mức tăng 35,7%.
Nghị định cũng quy định, từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tập trung cho người có công sẽ có mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/người/lần.
Nội dung chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung cho người có công bao gồm:
Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng;
Thuốc thiết yếu;
Quà tặng cho đối tượng;
Tham quan và các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong suốt thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa không quá 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung).
Từ ngày 1/1/2025, mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe sẽ được quy định như sau:
Mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà cho người có công sẽ bằng 0,9 lần mức chuẩn/người/lần, tương ứng với 2.510.100 đồng (0,9 x 2.789.000 đồng), và sẽ được chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng chế độ.
Mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung cho người có công sẽ là 1,8 lần mức chuẩn/người/lần, cụ thể là 5.020.200 đồng (1,8 x 2.789.000 đồng).
Mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung cho người có công sẽ là 1,8 lần
mức chuẩn/người/lần. Ảnh minh họa
Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Theo Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính:
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng áp dụng cho hai nhóm đối tượng. Ảnh: Internet
Hiện nay, người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, người có công với cách mạng và thân nhân của họ sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi sau: Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Ai là người có lương hưu cao nhất Việt Nam? Con số 'khủng' đến mức nào mà khiến nhiều người giật mình
- Đấu giá biển số vừa diễn ra, đắt nhất ở tỉnh thành nào?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM