Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về hoạt động dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực từ giữa tháng 2, đặt ra nhiều câu hỏi cho giáo viên, đặc biệt là về việc kèm bài cho học sinh tại nhà. Liệu hình thức này có được xem là dạy thêm và phải tuân thủ các quy định mới?
![]() |
|
Giáo viên đến nhà học sinh kèm bài có được tính dạy thêm?
Theo khái niệm do Bộ GD&ĐT đưa ra trong Thông tư 29/2024, dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, việc dạy kèm học sinh tại nhà do giáo viên đứng lớp cũng được xét vào hình thức dạy thêm ngoài nhà trường.
Trong trường hợp, giáo viên dạy kèm cho học sinh có thu tiền thì phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Người dạy thêm phải đảm báo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm. Giáo viên phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Việc dạy kèm học sinh tại nhà cũng được xét vào hình thức dạy thêm ngoài nhà trường (Ảnh minh hoạ)
Mức thu tiền dạy thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với giáo viên dạy thêm. Trong trường hợp giáo viên dạy thêm sai quy định sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4, Thông tư 29/2024 quy định, thêm giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền học sinh chính mình đang dạy trong trường.
Ngoài ra, thầy cô không được phép dạy thêm học sinh tiểu học trừ trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Giáo viên dạy thêm phải đóng thuế
(Ảnh minh hoạ)
Theo quy định, giáo viên được dạy thêm ở nhiều nơi và khi tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì thu nhập từ hoạt động dạy thêm cũng được tính vào thu nhập chịu thuế.
Căn cứ Điều 25, Thông tư 92/2015, thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng công thức: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó, thu nhập tính thuế được tính như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ. Tuy nhiên, công thức tính thu nhập chịu thuế nêu trên chỉ áp dụng với giáo viên là cá nhân cư trú ký hợp đồng dạy thêm từ 3 tháng trở lên.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Ở Việt Nam có 3 nghề hái ra tiền dành riêng cho nhóm tính cách hiếm, kiếm 70 triệu đồng/tháng không khó
-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay
-
Hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 do Bộ Công an ban hành




-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025