Nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.
Dùng nước lọc để uống thuốc là tốt nhất |
Nước lọc là nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh. Đây là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc vì đã được diệt khuẩn, các chất tan như canxi, magiê, natri, kali, đặc biệt những độc chất như thạch tín… được loại bỏ hoặc còn ở ngưỡng cho phép. Do đó, khi dùng loại nước này uống thuốc sẽ không làm thay đổi tác dụng của thuốc.
Đặc biệt, cần lưu ý không sử dụng các loại nước sau đây để uống thuốc vì có thể gây mất hoặc giảm tác dụng của thuốc, đôi khi còn gây hại cho cơ thể:
Sữa: Trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số kháng sinh (như tetracyclin) tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để gây tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin) hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hằng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ) hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu vitamin A, D thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống để uống thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.
Cà phê, trà, nước giải khát có gaz: Trong các loại nước này, đặc biệt là nước ngọt hay nước tăng lực, đều có chứa caffein (chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc.
Nước ép trái cây: Nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc như nước cam, nước chanh có vị chua (là axít hữu cơ); chúng có thể làm cho thuốc kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các loại kháng sinh này kém bền vững ở môi trường axít. Cụ thể:
- Nước cam, nước táo khi dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc vận chuyển thuốc vào máu không hoạt động được.
- Nước nho ép dùng uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh vì nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
- Nước ép lựu có chứa một loại enzyme có thể làm giảm tác dụng của các thuốc trị cao huyết áp.
- Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit) có tên khoa học Citrus paradisis. Loại bưởi này chứa hoạt chất naringin và bergamotin khi uống chung với một số thuốc như statin trị rối loạn lipid, atelenol trị tăng huyết áp... sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan dẫn đến nồng độ thuốc tăng cao trong máu.
Xin nhắc lại có 2 nhóm thuốc đặc biệt lưu ý không nên uống kèm với nước bưởi là thuốc hạ cholesterol trong máu, gồm simvastatine và atorvastatine. Nước bưởi khi dùng chung với 2 thuốc này có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Hay với thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine…), nếu uống nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận. Do đó cần tránh uống nước bưởi trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc này và chỉ nên uống ít hơn 250 ml nước bưởi mỗi ngày.
Nước uống thể thao: Vì chất kali có trong các loại nước uống dành riêng cho người chơi thể thao có thể trở nên nguy hiểm nếu kết hợp với một số thành phần thuốc trị bệnh suy tim, cao huyết áp. Không chỉ nước uống thể thao mà cần cẩn trọng cả với chuối vì loại trái cây này cũng giàu kali.
Bia và rượu: Đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như thuốc metronidazol, các cephalosporin... nếu uống chung với rượu, bia sẽ gây vật vã, hạ huyết áp, rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.
Không dùng nước khoáng uống thuốc
Uống với lượng vừa phải, nước sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu dẫn đến các cơ quan trong cơ thể để tạo tác dụng. Cũng có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc bởi vì chất khoáng như canxi, natri... có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.
Uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu, không tích tụ sỏi hại thận.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%