Hàng loạt quốc gia Đông Nam Á đang ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 cao kỷ lục. Cùng với đó, các biện pháp hạn chế cũng được thắt chặt để chống lại sự lây lan của virus.
|
Thái Lan đã báo cáo số ca nhiễm COVID-19 cao kỷ lục hôm 26/7 trong khi Malaysia đã chạm mốc hơn 1 triệu ca nhiễm. Số ca nhiễm COVID-19 cao được ghi nhận khi biến thể Delta tạo ra một ‘con đường chết chóc’ khắp Đông Nam Á – khu vực hiện là ‘tâm chấn’ mới của đại dịch COVID-19 toàn cầu, theo Reuters.
Thái Lan có 15.376 ca nhiễm COVID-19 mới hôm 26/7, con số cao nhất trong một ngày. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp quốc gia 66 triệu dân ghi nhận kỷ lục này.
Malaysia, quốc gia có tỷ lệ nhiễm COVID-19 trên đầu người cao nhất Đông Nam Á, hôm 25/7 báo cáo 17.045 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca lên 1.013.438 và gần 8.000 trường hợp tử vong, mặc dù nước này đã phong tỏa từ tháng 6.
Hành khách, chủ yếu là người lao động Philippines ở nước ngoài, xếp hàng tại khu vực khởi hành
của Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Ảnh chụp tại
Pasay, Metro Manila, Philippines, ngày 1 tháng 6 năm 2021. Ảnh: REUTERS / Eloisa Lopez
Giống như nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia cũng đang chứng kiến các bệnh viện và nhân viên y tế căng mình chống chọi với COVID-19 trong bối cảnh thiếu giường, máy thở và oxy.
Hàng nghìn bác sĩ hợp đồng của Malaysia hôm 26/7 đã biểu tình về các điều khoản hợp đồng của họ, cam kết bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc biểu tình.
Các bác sĩ nói họ muốn được trả lương tốt hơn, nhận phúc lợi tốt hơn. Ngoài ra, họ cũng muốn được ký hợp đồng dài hạn.
Có một tín hiệu tốt: Việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 của Malaysia đã vượt trội so với nhiều nước láng giềng, với khoảng 16,9% trong số 32 triệu người được tiêm chủng đầy đủ.
Các bác sĩ Malaysia biểu tình tại Bệnh viện Kuala Lumpur trong bối cảnh bệnh COVID-19
bùng phát ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 26 tháng 7 năm 2021.
Ảnh: REUTERS / Lim Huey Teng
Chính phủ Thái Lan tuần trước đã áp đặt các biện pháp phong tỏa chặt chẽ hơn ở thủ đô Bangkok và 12 tỉnh có nguy cơ cao, cho dừng hầu hết các chuyến bay nội địa và mở rộng khu vực giới nghiêm.
Ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết làn sóng COVID-19 này dự kiến sẽ làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của họ lên tới tới 2% trong năm nay.
Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với hơn 270 triệu người, có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất Đông Nam Á. Nước này đã báo cáo tổng cộng hơn 3,1 triệu ca mắc và 83.000 ca tử vong.
Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực kinh tế, chính phủ Indonesia hôm 26/7 thông báo: Mặc dù các hạn chế COVID-19 sẽ được kéo dài thêm một tuần, nhưng một số biện pháp sẽ được nới lỏng, bao gồm cho phép các chợ truyền thống và nhà hàng có khu vực ngoài trời mở cửa trở lại.
Một nhóm tình nguyện viên cầu nguyện trước khi đưa thi thể nạn nhân COVID-19 đi chôn cất.
Ảnh: Al Jazeera
Các bệnh viện Indoensia đã chật kín bệnh nhân trong tháng qua, đặc biệt là trên đảo Java và Bali đông đúc. Nhưng hôm 25/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết số ca nhiễm và nhập viện đã giảm, nhưng ông không nói rõ là bao nhiêu.
Pandu Riono, một nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia, cho biết: "Quyết định này dường như không liên quan đến đại dịch mà liên quan đến kinh tế". Ông Riono kêu gọi người dân vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Indonesia tuần trước báo cáo số ca tử vong cao kỷ lục trong 4 ngày liên tiếp, trong đó, ngày cuối cùng (23/7) là 1.566 ca, nâng tổng số ca tử vong lên hơn 83.000. Các nhà chức trách nước này cam kết bổ sung thêm nhiều đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Myanmar cũng đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 kể từ tháng 6 và hôm 25/7 báo cáo 355 trường hợp tử vong, một kỷ lục mới, trong khi số ca một ngày là 6.000 hôm thứ 5 tuần trước.
Nhân viên y tế và nhân viên nhà tang lễ ở Myanmar cho biết số người chết thực tế cao hơn nhiều, với tình trạng hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2 đã cản trở nỗ lực ứng phó với đại dịch.
Tại Philippines, các nhà chức trách đang cố gắng hạn chế sự lây lan của biến thể Delta.
Số ca nhiễm COVID-19 gần đây đã bắt đầu gia tăng và các nhà chức trách trong tuần này đã đình chỉ hoạt động di chuyển từ Malaysia và Thái Lan, cũng như thắt chặt các hạn chế ở khu vực Manila.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/dong-nam-a-tro-thanh-tam-chan-moi-cua-dai-dich-covid-19-bien-the-delta..
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước