Nhiều học sinh hiện nay còn bị bắt nạt, bạo lực, qua phương tiện thông tin điện tử như facebook, tin nhắn. Những hành động này đang gây ảnh hưởng đến tinh thần.
![]() |
Đòi tự tử vì bị bắt nạt qua facebook, tin nhắn |
Tổ chức Plan Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ quốc tế) hôm qua chia sẻ kết quả nghiên cứu thực trạng bạo lực giới trong trường học ở Hà Nội. Trong số 3.000 học sinh được khảo sát ở lứa tuổi 11-18 có tới 40% từng bị bắt nạt trong sáu tháng qua. Trong đó, học sinh nữ bị bạo lực tinh thần cao hơn học sinh nam và học sinh nữ ở độ tuổi 15-17 bị xâm hại, quấy rối nhiều nhất. Có 62% học sinh nam đánh giá đường đến trường an toàn trong khi chỉ có 42% học sinh nữ cảm thấy như vậy.
Báo cáo chỉ ra điểm mới là tình trạng học sinh bị bắt nạt qua các phương tiện thông tin điện tử như facebook, tin nhắn. Cứ 100 học sinh thì có 6 học sinh bị bắt nạt. Gần một nửa trong số các em không biết người gây ra hành vi bắt nạt qua phương tiện điện tử. Tuy nhiên, hành động vô hình này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất, tinh thần ở học sinh. Theo nghiên cứu, 3/4 học sinh bị bạo lực đều cảm thấy bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần, thân thể, có em muốn tự tử, có em cảm thấy bị cô lập, xa lánh, có em sợ đến trường, cảm thấy buồn bã thất vọng.
Đáng chú ý, có tới 2/3 phụ huynh và một nửa giáo viên khi được con, em báo cáo về tình trạng bị bạo lực học đường lại tỏ ra thờ ơ. “Một học sinh nói với tôi, khi em kể cho mẹ nghe chuyện bị quấy rối, mẹ em liền bảo “chắc mày ăn mặc thế nào chứ””, bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý của tổ chức Plan tại Việt Nam chia sẻ. Khoảng 2/3 phụ huynh đổ lỗi cho con và không có hành động gì khi con chia sẻ về trải nghiệm bạo lực. Điều này khiến học sinh khi bị bạo lực học đường thường tự mình giải quyết. Qua đó tiềm ẩn những ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý. “Việc học sinh bị bạo lực không thường xuyên phản ánh, báo cáo sự việc với giáo viên hoặc phụ huynh cho thấy, bạo lực học đường và hậu quả của nó vẫn chưa được coi trọng đúng mức ở các trường học”, bà Lan nói.
“Một học sinh nói với tôi, khi em kể cho mẹ nghe chuyện bị quấy rối t, mẹ em liền bảo “chắc mày ăn mặc thế nào chứ””. Bà Lê Quỳnh Lan - Quản lý của tổ chức Plan tại Việt Nam chia sẻ. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
'Thành phố ma' xa hoa bậc nhất Việt Nam: Lăng mộ bạc tỷ mọc như nấm, thiết kế không khác gì lăng tẩm của vua chúa
-
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM




-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt