Một tục lệ độc đáo của đồng bào Chu Ru ở vùng đất Đơn Dương là khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nếu ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải đền 1 con trâu đực.
Tục lệ phạt vạ cứ 'cắm sừng' là phải đền 3 con trâu đực |
Cũng sau ngày lễ bắt chồng mà ai dám “léng phéng” với người khác thì kẻ phản bội sẽ bị phạt đền 3 con trâu đực và số trâu sẽ tăng dần lên nếu ngoại tình nhiều lần. Đây cũng được xem như một luật tục riêng làm tăng tính gắn kết trong cuộc sống vợ chồng của người Chu Ru.
Ngoại tình được coi là trọng tội
Với bất kỳ đồng bào nào trên 5 tỉnh Tây Nguyên cũng vậy, hành vi ngoại tình đều được coi là hành vi cực kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng và tối kỵ. Từ xa xưa, ngoại tình và thông dâm là hai tội bị luật tục của người Chu Ru trừng phạt cực kỳ dã man. Những người phạm phải những điều tối kỵ sẽ bị cộng đồng làng trừng phạt nặng nề bằng những vật phẩm thích đáng. Tục lệ phạt vạđược thiết lập để nhằm răn đe, giáo dục, trừng phạt những người cóthói “vụng trộm” hoặc vì trót dại mà “léng phéng” với mối tình riêng.
Cộng đồng người Chu Ru vốn cư trú trên một lãnh thổ theo tộc người tương đối thống nhất, vì thế từ trước tới nay họ vẫn thường cóquan hệ hôn nhân trong nội bộ dân tộc. Chế độ hôn nhân của người Chu Ru là chế độ một chồng một vợ, người chồng sau khi bị bắt về sẽ phải ở rể và cư trú bên nhà vợ đến suốt đời. Còn người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt, quan trọng nên mọi chuyện trong gia đình do người phụ nữ quyết định hết. Con cái sinh ra phải mang họ của mẹ, cho đến khi chết đi mồ mả vẫn phải thuộc dòng họ mẹ. Khi người vợ chết đi thì con gái được hưởng quyền thừa kế, nếu không tất cả tài sản đó thuộc về gia đình bên vợ. Người chồng góa cũng được hưởng ít nhiều tài sản nhưng không cóquyền đòi hỏi mà do sự tự nguyện của bên nhà vợ.
Tuy chế độ một vợ một chồng đã được xác lập từ lâu đời, song hiện tượng đa thê vẫn cóthể xảy ra ở những gia đình giàu có. Khi người chồng muốn lấy vợ lẽ thì phải xin ý kiến của vợ cả và phải được người vợ này chấp thuận. Trường hợp chồng chết cóthể lấy em trai của chồng (nếu được đôi bên chấp thuận). Nếu không được thì người phụ nữ phải để tang chồng một năm, sau đómới được “bắt chồng” khác để bảo vệ của cải gia đình và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế ổn định.
Cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, trong cộng đồng người Chu Ru, hiện tượng quan hệ nam nữ tiền hôn nhân không được xem là hệ trọng, vấn đề trinh tiết của người phụ nữ không hề ảnh hưởng đến hôn nhân. Nhưng ngoại tình thì lại bị coi như là trọng tội, bị luật tục của đồng bào trừng phạt rất nặng nề và nghiêm khắc. Cólẽ cũng vì thế, ly hôn rất ít khi xảy ra, nếu cóthì phải được sự chấp thuận của già làng và sự đồng thuận của hai bên gia đình nội, ngoại dưới sự chứng kiến của nhiều người cóuy tín trong làng.
Bản án phạt vạ 3 con trâu đực
Theo quan niệm của người Chu Ru, một khi phụ nữ đã cóchồng và người đàn ông đã được bắt về làm chồng mà đi ngoại tình thì sẽ bị đem ra xử lý. Với bất cứ người Chu Ru nào đã phạm vào những điều tối kỵ của buôn làng đặt ra thì đều bị trừng phạt thích đáng. Sau khi bắt quả tang người vợ hoặc chồng “vụng trộm” với kẻ khác, một cuộc họp khẩn cấp giữa hai bên gia đình thông gia sẽ được triệu tập để xử lý kẻ dám “léng phéng” với nhân tình. Kẻ phản bội sẽ bị người kia yêu cầu phải đáp ứng phạt vạ. Người ngoại tình sẽ bị bà con trong buôn làng xem thường, khinh rẻ vô cùng, thậm chí bị cách ly như một con bệnh. Thời xưa, những kẻ quyến rũ người chồng hay vợ người khác thường khi bị trừng phạt, nếu nặng thì bị giết chết, quăng xác xuống suối, nhẹ hơn bị cạo trọc đầu rồi thả xuống suối hoặc đuổi khỏi buôn làng.
Ngoài việc bồi thường danh dự cho vợ hoặc chồng của người kia còn phải bồi thường cho chính vợ hoặc chồng mình vì những đêm đi ngủ với người khác ở bên ngoài. Nếu chồng ngoại tình thì phải nộp vạcho chính vợ mình 3 con trâu đực và những đồ vật mà gia đình nhà vợ yêu cầu. Còn khi người vợ mà bị bắt quả tang “tòm tem” với người khác cũng phải nộp cho chồng 3 con trâu đực và 1 ché rượu. Trong đó, 1 con cho người bị hại, 1 con cho vợ hoặc chồng của bị cha mẹ bị hại và 1 con cho buôn làng để mổ ăn trong buổi lễ xét xử phạt vạ.
So với luật tục của đồng bào K’ho ở một số địa phương ở Lâm Đồng thì việc phạt vạcủa người Chu Ru cóphần nhẹ nhàng hơn và không bài bản bằng. Bởi với người đàn bà K’ho mà ngoại tình trước khi hết tang chồng thì phải nộp phạt cho gia đình người chết 6 con trâu, 1 áo, 1 mền, 1 vòng đeo cổ, và làm lễ giao hòa phải nộp thêm một ché rượu, 1 con vịt và 1 con gà mái. Chẳng may người chồng qua đời, vợ chỉ được tái giá trước thời hạn ấn định khi cha mẹ người chồng quá cố cho phép. Người đàn ông đã lập gia đình mà cócon với một người đàn bà khác thì phải nộp cho người vợ bị phản bội 6 con trâu, 2 con dê, 1 con gà mái, 1 ché rượu, 1 cái áo, 1 vòng đeo cổ, còn cô nhân tình thì phải nộp 6 con trâu.
Trong cuộc sống đời thường, không ít người chị dâu không thể cưỡng lại sức quyến rũ của em chồng, nhiều người đã tìm cách mê hoặc em chồng và đưa ra ngoài nằm bờ ngủ bụi với nhau. Khi bị cộng đồng phát hiện, tất nhiên họ sẽ bị coi là tội ngoại tình và bị xét xử theo luật tục. Tuy nhiên luật tục của người Chu Ru cũng hết sức công bằng, người nào tố cáo người khác phạm tội ngoại tình mà không cóchứng cứ để chứng minh sự xác thực của lời tố cáo thì cũng sẽ bị làng đem ra xử lý làm hòa và bồi thường danh dự cho người bị vu khống.
Cóthể thấy, luật tục của người Chu Ru được ra đời từ rất sớm nhưng bên cạnh những hình thức phạt vạnặng nề họ đã cóđược những điều tiến bộ vượt trội, đặc biệt là những quy định về nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ và ngược lại.
Theo tập tục truyền thống của người Chu Ru, khi vợ chồng không muốn sống với nhau nữa thì cho phép ly dị nếu một trong hai người ngoại tình hay vi phạm phong tục gây ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Tuy nhiên, tình trạng ly hôn ở người Chu Ru rất ít khi xảy ra bởi sự ràng buộc rất chặt chẽ của tập tục từ khi nam nữ thành vợ, thành chồng. Nếu khi códấu hiệu rạn nứt tình cảm vợ chồng vì những lý do khác nhau, hai bên gia đình, dòng họ sẽ tìm cách khuyên ngăn, hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được thì sẽ tổ chức một buổi họp, ngoài các thành viên chủ chốt của hai bên nội ngoại còn cósự tham gia của già làng.
Trường hợp đặc biệt phải ly hôn thì những người ly hôn phải chịu phạt và phải được cha mẹ, già làng chấp nhận. Khi đã ly hôn, gia đình nhà trai buộc phải trả lại số lễ vật mà trước đóđã thách cưới nhà gái (trị giá đồ vật cóthể được tính giảm đi theo số năm người chồng ở bên nhà vợ). Hoặc nếu người vợ chết mà người chồng đi lấy người vợ khác thì cũng phải hoàn trả lại số lễ vật nhà gái đã đưa cho nhà trai trong lễ ăn hỏi. Trường hợp người chồng hoặc người vợ chết, bên nhà vợ hoặc chồng không cóngười em để thực hiện tục “nối dây” hoặc không đồng ý lấy thì được phép cóvợ hoặc chồng khác sau khi mãn hạn tang. Trường hợp này, không phải hoàn trả lại của hồi môn, nhưng không được mang theo con và phải tổ chức lễ cưới.
Tuy nhiên, ngay khi phát hiện ra người chồng hoặc vợ thay đổi tình cảm, hoặc tư tưởng đến mối tình bên ngoài thì người còn lại sẽ sử dụng những câu câu ca được lưu truyền nhiều đời trong đời sống vợ chồng như: “Đêm qua tôi ngủ nằm mơ thấy con trăn nằm trên đầu giường”. Câu ca đó giống như một lời răn đe với người cùng chăn gối của mình nên từ bỏ ý định ngoại tình nếu có hoặc từ bỏ cuộc tình nếu trót lỡ “léng phéng” với người tình bên ngoài. Nếu lời răn đe đó không c ótác dụng thì gia đình hai bên sẽ tìm cách khuyên bảo chàng trai hoặc cô gái nên tôn trọng quan niệm: “Đã nằm xuống đây thì chỉ tay trong tay nắm chặt. Để trọn đời có chửa, có con”.
Cuối cùng, nếu những biện pháp này vẫn vô hiệu thì người mẹ vợ sẽ mang hai chiếc nhẫn trống - cái trong lễ kết hôn của hai người trước đó ra để làm bằng chứng. Hành động này vừa có nghĩa khuyên can, vừa thuyết phục nhưng đồng thời hàm chứa sự răn đe về một hình phạt như một cực hình mà người ngoại tình phải gánh lấy nếu không chịu “quay đầu lại”. Hình phạt ấy như một lời nguyền sẽ đeo bám những người vi phạm suốt cả đời. Với những cặp vợ chồng nào mà bội bạc, ly hôn thì theo lời nguyền của chiếc nhẫn, họ sẽ không bao giờ cóđược hạnh phúc trong quãng đời còn lại kể cả có lấy thêm bao nhiêu vợ, hoặc chồng đi chăng nữa. Với những cặp vợ chồng nào mà bội bạc, ly hôn thì theo lời nguyền của chiếc nhẫn, họ sẽ không bao giờ cóđược hạnh phúc trong quãng đời còn lại kể cả cólấy thêm bao nhiêu vợ, hoặc chồng đi chăng nữa.
Chuyện hòa giải của một già làng
Theo chân một số người bản địa, chúng tôi tìm đến già làng Ya Pia (SN 1945, ngụ xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương) để tìm hiểu rõ hơn về luật tục phạt vạngoại tình. Nhiều năm nay, những người dân ở nơi đây đã đặt trọn niềm tin vào ông, chính vì thế họ đã đề cử ông làm già làng. Không phụ lòng tín nhiệm của bà con, ông luôn luôn tận tụy, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. Chính bản thân ông đã gắn kết hạnh phúc cho biết bao gia đình, khơi dậy khối đại đoàn kết, keo sơn gắn bótrong cộng đồng nơi đây.
Với nhiệm vụ làm Trưởng thôn, già Ya Pia đứng ra làm trung gian hòa giải cho các vụ xích mích, mâu thuẫn phát sinh trong đời sống cộng đồng và nội bộ những gia đình trong làng giúp cho nhiều mái ấm gia đình trở lại hòa thuận, yên vui.
Già Ya Pia trầm ngâm tâm sự: “Phong tục của người Chu Ru hiện nay tuy đã khác xưa nhiều nhưng tư tưởng thì vẫn còn nặng nề lắm, nhất là trong đầu những người tóc đã bạc như già. Nhiều trường hợp nếu không được tuyên truyền, hòa giải kịp thời thì chắc chắn sẽ bị phạt vạ, bồi thường nặng nề lắm. Nhiều khi phải bán cả ruộng vườn, tài sản đi để sắm lễ nộp phạt vạ cho người bị hại và cả làng. Tính đến thời điểm này, đã ngoài 30 năm làm trưởng thôn, già không còn nhớ rõ mình đã hòa giải thành công và đem lại hạnh phúc, yên vui cho biết bao nhiêu gia đình nữa”.
Nói đoạn già Ya Pia lục cuốn sổ cũ mèm, lật giở từng trang rồi rành rọt kể cho chúng tôi nghe những vụ hòa giải thành công gần đây nhất. Đólà trường hợp một đôi vợ chồng trẻ do mâu thuẫn tình cảm nên người chồng bỏvề nhà mẹ đẻ, gia đình nhà vợ kéo sang đòi phạt vạmột con bò, lại thêm mấy ché rượu cần. Gia đình người chồng thì không chịu vì họ cho rằng họ không cólỗi trong chuyện này. Bên nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu nhường nhịn, nhận lỗi. Sự việc căng thẳng đến đỉnh điểm, hạnh phúc gia đình đứng trên bờ vực đổ vỡ thì già Ya Pia cùng các đoàn thể của thôn xuất hiện can thiệp. Chỉ vài hôm sau, họ thấy đôi vợ chồng trẻ này đã hớn hở chở nhau trên chiếc xe gắn máy đi rẫy làm việc.
Trong những vụ việc như thế này, già Ya Pia bình tĩnh nghe sự trình bày của hai bên. Sau đóphân tích cái đúng sai trong từng tình huống. Nhiều vụ ông động viên họ xử theo tập tục người Chu Ru mình như thế là đúng. Sau đógià phân tích đúng sai, áp dụng chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước thì: “Phạt vạ là không còn đúng nữa, nólạc hậu từ lâu rồi, mình phải sống tiên tiến thôi. Đồng bào Chu Ru mình giờ cũng dễ tiếp thu rồi, mình nói phải, họ nghe cólý là làm theo”.
Cũng chính già là người đứng ra hòa giải thành công cho hàng chục hộ cóphát sinh tranh chấp về lĩnh vực đất đai hay những mâu thuẫn khác mà không cần cósự hiện diện của lãnh đạo cấp xã, huyện. Chính vì thế, vai trò của trưởng thôn Pia lại càng thêm to lớn hơn bao giờ hết trước cuộc vận động toàn dân trong thôn thực hiện chủ trương hiến đất làm đường, góp sức người, sức của để xây dựng thành công nông thôn mới.
Ông Dương Văn Thắng (PhóChủ tịch UBND xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương) cho hay, ông Ya Pia là một trong những già làng trưởng bản xuất sắc bậc nhất của địa phương. Trong suốt thời gian gánh trách nhiệm đi hòa giải già luôn là người đi đầu, là chiếc cầu nối vững chắc để cán bộ xã, huyện tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cho cộng đồng người Chu Ru tại địa phương. Rất nhiều vụ xích mích, mâu thuẫn gia đình, hàng xóm đã được ông hòa giải thành công ngay tại thôn mà không cần phải đưa lên các cấp cao hơn xử lí.
Hiện nay, người Chu Ru ở huyện Đơn Dương cũng như các tộc người bản địa khác đang cư trú trên vùng đất Tây Nguyên, khi gia đình có chuyện lục đục, họ rất ít khi kéo nhau ra tòa. Nhưng những tập quán lạc hậu và tập tục xử phạt quá hà khắc trong lĩnh vực hôn nhân người Chu Ru cũng dần được thay thế bởi hệ thống pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, ở không ít nơi trình độ dân trí và nhận thức của họ vẫn còn thấp nên ảnh hưởng của luật tục hà khắc này vẫn còn khá nặng nề, nhất là vấn đề tảo hôn, phạt vạ. Trước đây, hầu hết những trường hợp trót một lần “ngoại tình”, sau khi bị phạt vạ đã trở nên khuynh gia bại sản, thậm chí suốt đời không thể trả hết nợ vì phải đi vay để nộp vạ và làm hòa. Có lẽ vì thế, chẳng ai dại gì mà dám “chán cơm thèm phở” cả.
Có thể thấy, luật tục có vai trò góp phần vào việc quản lý cộng đồng, vì thế nó cũng biến đổi cùng với xã hội. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, luật tục của các tộc người Tây Nguyên cũng đã và đang từ chuyển mình điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp giữa luật tục và luật pháp trong việc quản lý cộng đồng hiệu quả hơn. Trong sự kết hợp này, bên cạnh những điều phù hợp thì cũng không tránh khỏi những bất cập, xung đột, thậm chí là trái ngược nhau.
Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng pháp luật được sự hỗ trợ đắc lực của luật tục, vì các quyền chủ thể mà luật tục cho phép, chẳng hạn pháp luật nước ta ghi nhận công dân cóquyền sửdụng tài sản riêng như: nhà, trâu ,bò thì đối với việc thực thi các quy định của pháp luật về vấn đề này được các đồng bào tiếp nhận nhanh chóng, triệt để vì bản thân luật tục cũng thừa nhận và cho phép điều này.
Bên cạnh những điểm tốt thì luật tục và các hoạt động của các “tòa án” phong tục vẫn còn một số hạn chế, một số địa phương, buôn làng quá sa đà vào việc sử dụng quy phạm của luật tục mà làm suy kiệt đời sống nhân dân. Vì vậy, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền thì cần tạo điều kiện cho pháp luật được thực hiện rộng rãi, bám sát thực tiễn đời sống, cũng như duy trì được luật tục tiến bộ phù hợp với đời sống và luật hóa những quy phạm luật tục mang tính tích cực.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn