Bất cứ loại vật dụng nào dùng để lau chùi, dọn rửa trong gia đình đều có thể là nơi trú ngụ của các vi khuẩn, kể cả giẻ rửa bát.
|
Trả lời trên DailyMail, Giáo sư Hugh Pennington, một trong những chuyên gia vi trùng học hàng đầu của Anh, cũng nhất trí rằng: Nhà bếp và đặc biệt là miếng xốp hay giẻ rửa bát là những "ổ dịch" nguy hiểm nhất trong ngôi nhà. Vì vậy, chỉ được dùng miếng xốp hoặc giẻ rửa bát để làm sạch thức ăn dính trên bát đĩa sau khi ăn chứ không được dùng để lau bát đĩa trong các trường hợp khác.
Giáo sư Pennington cũng giải thích thêm rằng, trên giẻ rửa bát thường có vi khuẩn campylobacter - loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ chế vận động của con người.
Theo tổ chức Global Hygiene Council, giẻ mà chúng ta dùng để rửa bát thường chứa rất nhiều vi khuẩn. Nó có thể chứa tới hơn 450.000 vi khuẩn, vi sinh vật. Các loại vi khuẩn này góp phần vào sự lây lan của virus gây bệnh cảm lạnh và cảm cúm, hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác, thậm chí còn là nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn có hại như E. coli và salmonella.
Nếu không làm sạch giẻ rửa bát, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh có thể di chuyển từ bát đĩa bẩn, khu trú ở giẻ rửa bát và bám lại lên bát đĩa trong những lần rửa sau. Và khi dùng bát đĩa này, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh cao hpn.
Để tránh những rủi ro từ miếng giẻ rửa bát có thể gây ra,
hãy làm theo những điều sau đây:
- Sau khi rửa bát, làm sạch giẻ rửa bát bằng cách giặt hoặc ngâm vào nước nóng để diệt vi khuẩn gây hại, sau đó vớt lên, vắt sạch nước và để khô.
- Nếu miếng giẻ rửa bát có mùi hôi, hãy bỏ đi.
- Không nên dùng giẻ rửa bát để lau bàn hoặc các đồ dùng khác.
Một số lưu ý khác khi rửa bát:
1. Đeo găng tay cao su
Việc này không bắt buộc nhưng nó sẽ bảo vệ da tay bạn tốt hơn khi rửa bát đĩa. Đặc biệt, nếu da bạn nhạy cảm với các loại hóa chất thì việc dùng găng tay sẽ giúp bạn giảm nỗi lo phát triển các bệnh về da vì da tay không phải tiếp xúc với hóa chất và vi trùng.
2. Dùng giấy làm sạch thức ăn trên bát đĩa trước khi rửa
Việc này sẽ ngăn chặn tình trạng thức ăn thừa bám đầy trên giẻ rửa bát, vi trùng có cơ hội sinh sôi nhanh và nhiều hơn.
3. Rửa với nước nóng
Rửa bát với nước nóng, ấm có tác dụng khử trùng, loại bỏ vi khuẩn, dầu mỡ trên bát đĩa tốt hơn. Nếu không dùng găng tay, bạn không nên để nước quá nóng sẽ dễ bị bỏng.
4. Không ngâm bát đĩa bẩn trong nước xà phòng quá lâu
Điều này tránh được tình trạng vi trùng sinh sôi và bám chặt vào bề mặt bát đĩa khiến cho việc tẩy rửa gặp khó khăn hơn.
5. Để khô bát đĩa sau khi rửa
Sau khi rửa, đặt bát đĩa ra giá đựng để chảy hết nước, sau đó lau khô chúng bằng khăn sạch trước khi cho vào tủ.
6. Giặt sạch miếng giẻ rửa bát và phơi khô
Tốt nhất, bạn nên thường xuyên khử trùng miếng giẻ rửa bát bằng nước sôi hoặc thuốc tẩy. Cho nó vào máy giặt để giặt sạch cũng là một cách hay mà bạn có thể tham khảo.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?