Thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu là khoảng thời gian thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh giao mùa như hô hấp và các bệnh về cảm cúm, dị ứng viêm mũi…
|
Thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu là khoảng thời gian thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh giao mùa như hô hấp và các bệnh về cảm cúm, dị ứng viêm mũi…
Vì vậy, người dân cần hết sức chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình, phòng tránh các bệnh giao mùa.
Viêm họng
Khi giao mùa, sự chệnh lệnh giữ nhiệt độ nóng sang lạnh thì viêm họng là bệnh dễ mắc phải nhất cả ở người lớn và trẻ em.
Triệu trứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Có nhiều trường hợp viêm họng là do virus gây lên. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ dần nặng thêm và có thể dẫn đến viêm phổi và có những biến chứng cho cơ tim và van tin.
Viêm mũi dị ứng
Giao mùa là thời điểm rất dễ mắc bệnh dị ứng, đặc biệt viêm mũi dị do sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể bạn không thích ứng kịp. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất hiện điển hình bao gồm: nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt… Bệnh có hai dạng: theo mùa và quanh năm với các triệu chứng điển hình: nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, ngứa mũi, hắt hơi, nặng hơn có thể là đau đầu.
Các biểu hiện của dị ứng thời tiết thường chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Những chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều, do đó tránh tiếp xúc với chúng là cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất.
Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh khi liên tục hắt hơi, sổ mũi. Không chỉ có vậy, bệnh còn gây đau đầu, khó tập trung, giảm hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.
Vì những triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự ý mua thuốc về uống. Tuy nhiên, đây là việc làm vô cùng có hại đến sức khỏe. Vì vậy, khi nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng, bạn không nên tự ý uống thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thời điểm sang thu là khoảng thời gian thuận lợi cho sự phát triển của các vi
khuẩn gây bệnh. Ảnh minh họa
Bệnh cảm cúm
Thời điểm giao mua người già và trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy giảm, khiến virus cúm dễ xâm nhập cơ thể, gây bệnh.
Khi bị cúm người bệnh sẽ cảm thấy sốt nhẹ, chóng mặt đau đầu, ho và đau họng, đôi khi nghẹt mũi, chán ăn và đặc bịệt là bị chảy nước mũi và hắt hơi… Vì cảm cúm là bệnh lây qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cúm.
Bệnh đường ruột
Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng thường phát triển vào những thời điểm giao mùa. Bởi nhiệt độ nóng lạnh thất thường kiến cho thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn, thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, là cao trào của bệnh liên quan đến đường ruột.
Biểu hiện của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa là phát bệnh đột ngột và phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt cao( 38-40 độ C) và phần lớn kèm theo các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũ, hắt hơi, ho và rát họng.
Nếu bệnh nặng xuất hiện các biểu hiện như đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn do đường ruột của các bé chưa phát triển hoàn thiện, các hoạt tính enzime còn yếu, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao và đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ tuần hòan, hệ bài tiết và các chức năng của gan, thận trong thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém đồng thời khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục.
Bệnh liên quan đến xương khớp
Hầu hết những người bệnh có liên quan đến xương khớp rất sợ mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, sút cân…
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn để hạn chế mắc các bệnh liên quan đến thời tiết mọi người nên tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.
Nên duy trì tập thao thường xuyên hợp lý, với những bệnh lý tiêm vắc-xin phòng dịch theo mùa.
Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. với những bệnh lý tiêm vắc-xin phòng dịch theo mùa.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Mọi người trong vùng có nguy cơ lây theo đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng mũi.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?