Đề phòng 4 nhóm bệnh hay tái phát khi thời tiết chuyển lạnh
Thứ sáu, 04/12/2015 13:37

Viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi là những bệnh hay tái phát khi trời lạnh mà mọi người dễ mắc phải, đặc biệt trẻ nhỏ.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, thời tiết chuyển mùa lạnh, bệnh lý về hô hấp là hay gặp nhất, trong đó có 4 nhóm bệnh hay tái phát khi trời lạnh bao gồm: Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm đường hô hấp trên

Hệ hô hấp trên được tính từ cửa mũi trước đến các phế nang trong phổi, chia thành đường hô hấp trên và dưới. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, có chức năng lấy không khí bên ngoài cơ thể, sưởi ấm, làm ẩm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Do trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dẫn đường hô hấp trên dễ bị các mầm bệnh xâm nhập.

Bệnh nhẹ nhưng hay gặp và khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính.

Thời tiết chuyển mùa các mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé bằng quần áo, khăn, tất, giày, mũ, chăn, găng tay, khẩu trang... Nên cho bé uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, nên khuyến khích bé vận động.

Do trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dẫn đường hô hấp
trên dễ bị các mầm bệnh xâm nhập. Ảnh minh họa

Viêm đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông khi bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín ít tiếp xúc với không khí trong lành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,…

Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp dưới là vệ sinh cá nhân sạch sẽ vì virus thường lây lan qua tiếp xúc bàn tay, dịch tiết từ người bệnh. Điều này cho thấy việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa viêm đường hô hấp.

Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi, trong đó có những loại bụi có mang cả các dị nguyên và vi sinh vật. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

Nhà cửa phải luôn thoáng mát, sạch sẽ. Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói.

Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi không cần thiết thì không nên cho trẻ đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường lạnh.

Viêm phế quản

Đây là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu (trẻ em càng dễ mắc). Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm. Trẻ em sáng sớm và ban đêm cần giữ ấm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều cũng dẫn đến nhiễm lạnh.

Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu (trẻ em càng dễ mắc). Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm. Trẻ em sáng sớm và ban đêm cần giữ ấm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều cũng dẫn đến nhiễm lạnh.

Những hôm trời lạnh, ẩm ướt, gió nhiều, nên hạn chế tôi đa đi ra khỏi nhà. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

Mùa lạnh đề phòng trẻ bị viêm đường hô hấp rất cần thiết. Ảnh minh họa

Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản

Bệnh này sẽ gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thở khò khè), đau họng (gây sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn), viêm tai (gây sốt cao, đau tai, đau đầu, sưng cổ)...

Đối với những người bị bệnh mạn tính bệnh viêm phổi, viêm phế quản, một khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh dễ bùng phát thành bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính.

Những người cao tuổi có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Một số người mắc một số bệnh mạn tính kéo dài nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson, hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại càng dễ mắc bệnh viêm phổi.

Trước hết, khi người bệnh có dấu hiệu bị viêm phổi, viêm phế quản cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Đối với người mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virus. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn.

Ngoài ra, người bị bệnh trên không nên làm việc quá sức. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh bất kể mùa nào trong năm. Không bất chợt ra nơi lộng gió và không tắm nước lạnh nhất là khi người đang ra mồ hôi nhiều.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần tiêm vaccine và giữ gìn vệ sinh đúng cách để phòng ngừa dịch bệnh mùa Đông – Xuân hiệu quả.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, Cục Y tế Dự phòng đã tăng cường chuyển tải thông tin và khuyến cáo cộng đồng về một số dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong mùa Đông Xuân năm 2015-2016 bao gồm: bệnh tay chân miệng; bệnh cúm; bệnh cúm gia cầm; bệnh liên cầu lợn và một số bệnh khác…nhằm mục đích nâng cao nhận thức và biết cách thực hành phòng chống bệnh hiệu quả, góp phần cùng với ngành y tế kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ttvn.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: Nhóm bệnh , nhóm bệnh mùa đông , 4 nhóm bệnh hay tái phát khi thời tiết chuyển lạnh