Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng được coi là vô tiền khoáng hậu, không khác gì một bộ phim hành động.
![]() |
Dương Tự Trọng lúc còn làm Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng (thứ hai từ trái qua) |
Bỏ trốn bằng xe sang
Chiều 17/5/2012, chỉ vài giờ trước thời điểm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, Dương Chí Dũng đã được em trai là Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng), chỉ đường đến nhà bà N. (bạn gái Trọng) ở P.Quan Hoa (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) để chờ người đến đón.
Tiếp đó, Trọng sai 3 cán bộ cấp dưới là Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó phòng Cảnh sát hình sự), Hoàng Văn Thắng (cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường) và Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự) cùng bàn bạc kế hoạch đưa Dương Chí Dũng cao chạy xa bay. Đích thân Trọng, Sơn, Ánh lên Hà Nội để lo liệu, đồng thời gọi thêm Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng.
Nhờ sự sắp xếp của nhóm này, khoảng 21h30 ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng đã yên vị trên chiếc xe hạng sang Porsche Cayenne biển số Hải Phòng do đích thân Hoàng Văn Thắng cầm lái, đi thẳng ra thị trấn Quảng Hà (H.Hải Hà, Quảng Ninh). Chiếc Porsche Cayenne sau đó được xác minh là do Vũ Tiến Sơn mượn của bạn. Sau 3 ngày trốn ở nhà bố bạn gái của Trọng ở Quảng Ninh, ngày 21/5/2012, Dương Chí Dũng di chuyển trên một chiếc Toyota Land Cruiser Prado biển số Hải Phòng do Ánh và Thắng thay nhau cầm lái vào TP.HCM.
Cùng lúc đó, các đối tượng biết rõ Dương Chí Dũng bị truy nã đặc biệt nên xe mang biển số Hải Phòng (quê Dũng) dễ bị chú ý. Vì thế, khi vào đến địa phận H.Củ Chi (TP.HCM), Dũng được bố trí đổi sang một chiếc Mercedes biển kiểm soát TP.HCM. Dù thay đổi nhiều xe nhưng toàn bộ quá trình đưa anh trai trốn chạy lần này, Trọng chỉ tin cậy giao nhiệm vụ cho cấp dưới của mình là Ánh và Thắng. Mặt khác, lợi dụng việc đi công tác, Trọng và Sơn đã đi máy bay từ Hải Phòng vào TP.HCM để trực tiếp chỉ đạo cuộc chạy trốn.
Chiều tối 23/5/2012, Dũng đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) rồi thuê xe ôm chở sang Campuchia và đến đêm đã có mặt tại thủ đô Phnom Penh. Trước đó, để đối phó với nhà chức trách Campuchia, Dũng đóng giả là khách chơi bài ở casino Mộc Bài rồi thuê nhân viên casino này mang hộ chiếu của Dũng đóng dấu nhập cảnh.
Kẻ bị truy nã giúp... trốn truy nã!
Cuộc chạy trốn của Dương Chí Dũng có lẽ cũng không dễ dàng nếu không có sự trợ giúp đắc lực của 2 đối tượng thuộc hàng “số má” trong giới giang hồ Hải Phòng. Đó là Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan TP.Hải Phòng) bị Công an TP.HCM truy nã về tội buôn lậu từ năm 2009 và Trần Văn Dũng, còn gọi là Dũng "Bắc Kạn" từng có 2 tiền án về buôn lậu và tàng trữ trái phép chất ma túy. Đáng nói hơn, Phong dù bị truy nã suốt 3 năm nhưng vẫn nhởn nhơ ở Hải Phòng dưới tên của một người khác. Dũng “Bắc Kạn” thì từ thập niên 1990 đã có danh tiếng giang hồ sánh ngang với Dung “Hà”, Sơn “bạch tạng”.
Hồ sơ vụ án thể hiện: Trọng biết Phong bị truy nã nhưng che giấu không bắt giữ mà để khống chế sử dụng vào việc cá nhân. Do vậy, Phong biết việc đưa Dương Chí Dũng trốn là trái pháp luật, đặc biệt trong thân phận của kẻ bị truy nã nhưng khi Trọng “yêu cầu” Phong phải nhất nhất làm theo. Tương tự, Trọng cũng biết cách lợi dụng những người có tiền án tiền sự như Dũng “Bắc Kạn” để “yêu cầu” các đối tượng này giúp tổ chức cho anh trai mình trốn đi nước ngoài. Trong đó, Phong và Dũng với thân thế mà mối quan hệ đặc biệt ngoài xã hội có nhiệm vụ đưa Dương Chí Dũng sang Campuchia, lo chỗ ở tạm thời tại đây và sắp xếp để Dũng đi qua nước thứ ba.
Dù giữ vai trò chủ mưu nhưng Dương Tự Trọng tất nhiên không lộ mặt, toàn bộ việc đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài được thực hiện thông qua Phong và Dũng. Vũ Tiến Sơn là người bị Trọng “yêu cầu” chịu trách nhiệm chỉ huy, liên lạc giữa các nhóm. Sau khi bị bắt, Sơn khai nhận biết việc mình làm là sai trái nhưng không thể dừng “do sức ép của cấp trên”.
Với kinh nghiệm của những điều tra viên lão luyện, các đối tượng nguyên là cán bộ cảnh sát như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Mạnh Thắng, Vũ Trọng Ánh đều không sử dụng điện thoại di động của mình mà dùng điện thoại mới cùng sim “rác”. Kể cả Phong và Dũng, trong toàn bộ hành trình đưa Dương Chí Dũng đi cũng không được sử dụng điện thoại cá nhân. Đích thân Vũ Tiến Sơn giao cho 2 người này 2 chiếc điện thoại mới gắn sẵn sim “rác”.
Chưa dừng lại ở đó, các đối tượng thống nhất bí danh gọi Dương Chí Dũng là "Đồng", Đồng Xuân Phong là "Gió"; Trần Văn Dũng là "Cạn". Vì thế, các đối tượng đã “qua mặt” các cơ quan chức năng đưa Dương Chí Dũng chạy trốn hàng ngàn cây số.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Trường hợp chồng di chúc để hết tài sản cho con, người vợ có được hưởng thừa kế?
-
Đưa tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành trên mạng xã hội bị xử phạt nặng thế nào?
-
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, người dân không nên lập tức trả lại nếu chưa làm điều này
-
Danh sách các đầu số điện thoại lừa đảo, người dân tuyệt đối không nghe hoặc gọi lại để tránh bị hại


-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng
-
Công an cảnh báo: Khi nhận thông báo phạt nguội tuyệt đối không được làm theo yêu cầu này kẻo mất tiền oan


-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?